Sáng 10-4 (tức mùng 6-3 âm lịch), Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh thay mặt toàn thể nhân dân thành kính tổ chức Lễ Giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân tại Đền thờ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân trên núi Sim và dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ tại Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ trên núi Vặn thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.


Tại đền thờ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân, trong không khí thành kính, trang nghiêm, thay mặt đồng bào cả nước, lãnh đạo tỉnh Phú Thọ đã dâng hương, hoa, lễ vật bày tỏ lòng biết ơn, tưởng nhớ công lao Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân đã khởi dựng cơ đồ và đặt nền móng cho dân tộc Việt Nam. Trước anh linh Quốc Tổ, nguyện đoàn kết, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc xây dựng nước Việt Nam ngày càng vững mạnh, hùng cường.

Tại Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ, đoàn đã thành kính dâng hương, hoa, lễ vật lên Tổ Mẫu, bày tỏ lòng biết ơn, tưởng nhớ công đức của Tổ Mẫu Âu Cơ - Người mẹ huyền thoại đã sinh ra nguồn gốc của cộng đồng người Việt. Trước hương linh Tổ Mẫu Âu Cơ, xin nguyện một lòng đoàn kết, phát huy truyền thống dựng nước và đấu tranh giữ nước, xứng đáng mang trong mình dòng máu Tiên Rồng.


Lãnh đạo tỉnh Phú Thọ và đồng bào dâng hương tưởng nhớ Tổ Mẫu Âu Cơ.



Nghi thức tế lễ tại Lễ Giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân.

Tương truyền rằng, Lạc Long Quân kết duyên với tiên nữ Âu Cơ, sinh ra bọc trăm trứng. Lạc Long Quân đã đưa 50 người con xuôi về vùng biển, Âu Cơ cùng 49 người con lên núi để khai khoang bờ cõi. Còn người con trưởng ở lại làm Vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đặt quốc hiệu là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu (nay là Việt Trì, Phú Thọ).


Theo Nhandan

Các tin khác


Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – những bằng chứng lịch sử và pháp lý”

(HBĐT) - Ngày 8/4, tại trường THPT Tân Lạc (Tân Lạc), Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND huyện Tân Lạc tổ chức Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - những bằng chứng lịch sử và pháp lý”.

Chuyên gia lý giải về Tết Hàn thực (3.3 âm lịch) tại Việt Nam

Vào ngày Tết Hàn thực (3.3 âm lịch), các gia đình thường dâng bánh trôi, bánh chay để thể hiện lòng thành kính, nguyện cầu những điều tốt đẹp, an lành trong cuộc sống.

Hoa Ban mùa này…

(HBĐT) - Trên con đường rợp hoa ban ở phố Bắc Sơn, Hoàng Diệu (Hà Nội), một đồng nghiệp ở vùng Tây Bắc bỗng thốt lên: "Tháng này ở vùng Tây Bắc thật đẹp bởi hoa ban… Lễ hội hoa ban năm 2019 tại Điện Biên vừa rồi thu hút đông đảo du khách thập phương trong và ngoài nước”.

Về xứ Đoài khám phá đền Và

(HBĐT) - Những ai yêu thích du lịch tâm linh chắc hẳn từng đến hoặc nghe về đền Và. Ngôi đền tuy không đồ sộ nhưng cổ kính và chứa đựng giá trị văn hóa dân gian, tín ngưỡng, kiến trúc to lớn, vì vậy, nơi đây trở thành điểm đến của hàng vạn du khách trong những ngày xuân. 

Đưa đặc sản địa phương thành sản phẩm du lịch - tại sao không?

(HBĐT) - Năm 2018, tỉnh ta đón gần 2,7 triệu lượt khách đến thăm quan du lịch, trong đó có trên 320 nghìn lượt khách khách quốc tế. Tổng doanh thu từ du lịch đạt 844,989 tỷ đồng, thu nhập từ du lịch đạt trên 1.500 tỷ đồng. Theo đánh giá của giới chuyên môn, thì mức doanh thu này chưa tương xứng với lượng du khách đến với tỉnh nhà. Tham khảo ý kiến của một số thành viên trong các đoàn Famtrip đến khảo sát và xây dựng sản phẩm du lịch ở tỉnh ta họ cho rằng: Hòa Bình đang thiếu những sản phẩm du lịch chất lượng cao và chưa khai thác, tận dụng tốt những "đặc sản” địa phương như văn hóa, ẩm thực biến thành những sản phẩm có giá trị nhằm "móc hầu bao” du khách.

Bánh trứng kiến – quà tặng của rừng

(HBĐT) - Cuối tháng 2, đầu tháng 3 âm lịch, đó là khi tiết trời đã trở nên ấm áp, lộc xuân mơn mởn đâm chồi sau những tháng ngày ngủ vùi trong giá rét. Đó cũng là khi đàn kiến đen tụ về tổ đẻ trứng. Trứng kiến non căng tròn màu trắng sữa, mẩy như hạt gạo, thoảng hương thơm chính là một loại nhân đặc biệt để làm nên loại bánh khá độc đáo và rất thơm ngon, hấp dẫn - bánh trứng kiến.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục