(HBĐT) - Ngày 16/4, tại trường THPT Mường Bi huyện Tân Lạc, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở GD&ĐT và UBND huyện Tân Lạc tổ chức khai mạc triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – những bằng chứng lịch sử và pháp lý”.
Cán bộ, lực lượng vũ trang, đoàn viên, thanh niên và học
sinh tìm hiểu cá chiện vật, tư liệu tại triển lãm.
Triển lãm đã trưng bày hàng
trăm văn bản, hiện vật, ấn phẩm, bản đồ và tư liệu lịch sử quý giá về Hoàng Sa và Trường Sa, được tập
hợp từ các nguồn tư liệu đã công bố từ trước tới nay của các nhà nghiên cứu, học giả trong
nước và quốc tế. Như phiên bản của các
văn bản Hán - Nôm, văn bản Việt ngữ và Pháp ngữ do triều đình phong kiến Việt
Nam và chính quyền Pháp ở Đông Dương ban hành từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX. Đây là một
phần bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý quan trọng, khẳng định chủ quyền của
Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Thông qua triển lãm này,giúp
cán bộ, đảng viên, nhân dân các dân tộc của huyện Tân Lạc, đặc biệt là các thế hệ thanh,
thiếu niên, học sinh hiểu đúng và
sâu sắc thêm sự thật về tình hình biển Đông hiện nay; có điều kiện tiếp cận
với các nguồn tư liệu, thông tin chính thống về tình hình biển Đông và chủ
quyền biển, đảo Việt Nam; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của nhân dân đối với
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ quyền, biển đảo thiêng của Tổ quốc. Theo kế hoạch, triển lãm diễn ra đến ngày
20/4.
Minh Tuấn
Hôm nay (mùng 10 tháng Ba âm lịch) diễn ra chính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và khai hội Đền Hùng. Từ khắp mọi miền Tổ quốc, những dòng người đang hội tụ tại đất Tổ để cùng tri ân các bậc tiền nhân đã có công khai sơn, trị thủy, gìn giữ sơn hà. Đây cũng là dịp để mỗi trái tim chung dòng máu "con Lạc, cháu Hồng” chiêm nghiệm về tình dân tộc - nghĩa đồng bào, những điều góp phần hun đúc, lan tỏa sức mạnh đại đoàn kết trong mỗi người dân đất Việt.
Hằng năm, cứ đến dịp mồng 10-3 âm lịch, hàng chục triệu người con đất Việt trên mọi miền Tổ quốc, kiều bào ta ở nước ngoài lại cùng nhau hướng về nguồn cội, hành hương về đất Tổ, với lòng thành kính, dâng nén tâm nhang tưởng nhớ công ơn các Vua Hùng.
(HBĐT) - Nhắc tới Kim Bôi là nhắc tới vùng đất có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, bản sắc văn hóa độc đáo với nhiều lễ hội truyền thống. Đặc biệt, huyện có nguồn nước khoáng nóng được đánh giá là một trong những nguồn nước khoáng tốt nhất Đông Nam Á. Hiện, trên địa bàn huyện có 5 di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia và cấp tỉnh. Đó là những lợi thế lớn giúp huyện phát triển mạnh du lịch và từng bước hướng tới du lịch chất lượng cao.
(HBĐT) - Chiếm tới hơn 80% dân số, đồng bào dân tộc Mường huyện Kim Bôi không chỉ giữ gìn bản sắc văn hóa trong lời ăn, tiếng nói, ngôn ngữ, phong tục tập quán, trang phục của dân tộc mình mà còn qua vốn văn hóa dân gian, bảo tồn chiêng Mường, các làn điệu dân ca, các trò chơi, bộ môn thể thao dân tộc.
Hôm nay (12/4 tức ngày 8/3 âm lịch) chính thức khai hội Giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2019 với nhiều hoạt động hấp dẫn như: Hội thi nấu bánh chưng; thi giã bánh giày; bắn pháo hoa nghệ thuật...
Việc tổ chức Lễ hội Tết cổ truyền là dịp để người dân các nước Campuchia-Lào-Myanmar-Thái Lan-Việt Nam thể hiện tình cảm, sự đoàn kết, thống nhất bên nhau.