(HBĐT) - Năm 2018, tỷ lệ hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa của xã Toàn Sơn (Đà Bắc) chiếm 82%. 5/5 xóm được công nhận làng văn hóa. Phong trào xây dựng gia đình văn hóa không chỉ giữ gìn nền nếp gia đình mà còn gắn kết các gia đình trong xóm tạo nên tình làng, nghĩa xóm thuận hòa.


Để đạt được kết quả trên là sự nỗ lực không ngừng của cấp ủy, chính quyền và nhân dân xã Toàn Sơn. Đồng chí Đỗ Viết Thạch, Phó Chủ tịch UBND xã Toàn Sơn cho biết: Để giúp người dân hiểu về ý nghĩa của phong trào xây dựng gia đình văn hóa, cấp ủy, chính quyền xã Toàn Sơn đã thành lập Ban chỉ đạo phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” với kế hoạch cụ thể nhằm hướng dẫn các xóm tổ chức bình xét, công nhận danh hiệu gia đình văn hóa theo đúng quy chế. Tuyên truyền về các tiêu chí đánh giá danh hiệu gia đình văn hóa. Ban chỉ đạo còn đến từng hộ vận động người dân ký cam kết xây dựng gia đình văn hóa. Thường xuyên kiểm tra, giám sát tháo gỡ khó khăn trong phong trào xây dựng gia đình văn hóa tại các xóm.

Bên cạnh đó, nhiều tổ chức, đoàn thể có cách làm sáng tạo, gắn xây dựng gia đình văn hóa với các phong trào thi đua, góp phần nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hóa như: Hội Phụ nữ với phong trào "Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”, "Gia đình 5 không, 3 sạch”; Hội Người cao tuổi thực hiện "Ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền”... Nhờ sự phối hợp đồng bộ của các Hội, đoàn thể trong việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền nên phong trào đã có sức lan tỏa sâu rộng trong nhân dân, trở thành mục tiêu phấn đấu của mọi gia đình.

Hưởng ứng tích cực phong trào, 5/5 xóm của xã Toàn Sơn xây dựng được hương ước, quy ước, xóa bỏ những hủ tục lạc hậu trong đời sống. Mỗi gia đình nghiêm túc thực hiện hương ước của xóm đề ra như không sinh con thứ 3, không tảo hôn. Các hộ tích cực gìn giữ vệ sinh môi trường, cảnh quan đường làng, ngõ xóm. Người dân sôi nổi tham gia phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao. Bản sắc văn hóa dân tộc được người dân xã Toàn Sơn bảo tồn, phát huy.

Đồng chí Bàn Văn Xuân, cán bộ văn hóa xã Toàn Sơn chia sẻ: Với hơn 90% dân số là người Dao, xóm Phủ thực hiện tốt phong trào xây dựng gia đình văn hóa của xã. Trước đây, người Dao có những hủ tục lạc hậu trong việc cưới, việc tang. Tuy nhiên, nhờ sự lan tỏa của phong trào xây dựng gia đình văn hóa, xóm Phủ đã xây dựng được hương ước, quy ước để loại bỏ những hủ tục lạc hậu tồn tại lâu đời. Trước kia, đám ma của người Dao tổ chức ăn uống từ 2-3 ngày, hiện rút gọn còn 1 ngày. Lễ nạp trong ngày cưới của người Dao cũng được cắt giảm tối đa. Người dân trong xóm đoàn kết giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo. Năm 2018, thu nhập bình quân đầu người đạt 22 triệu đồng. Tỷ lệ gia đình văn hóa của xóm Phủ đạt 83,7%. Từ năm 2016 đến nay, xóm Phủ được công nhận làng văn hóa 3 năm liên tiếp.

Trong thời gian tới, để phong trào xây dựng gia đình văn hóa đạt chất lượng tốt, ngay từ đầu năm 2019, Ban chỉ đạo phong trào xã đã họp để đưa ra những giải pháp khắc phục hạn chế, tồn tại. Trong đó, quan tâm đến những hộ chưa được công nhận gia đình văn hóa bằng việc phân tích, hỗ trợ các hộ hoàn thành bộ tiêu chí xây dựng gia đình văn hóa. Tiếp tục phát huy vai trò của người có uy tín trong xóm, xã để vận động người dân tích cực xây dựng gia đình văn hóa. Duy trì hương ước, quy ước của các xóm. Tuyên dương, khen thưởng những gia đình văn hóa tiêu biểu.

Thu Thủy

 

Các tin khác


Dung dị bánh khảo Thông Huề

(HBĐT) - Những ai đã đặt chân đến mảnh đất Cao Bằng và thưởng thức hương vị bánh khảo hẳn sẽ không thể quên hương vị đậm đà của món bánh này. Trước kia, bánh được dùng thay kẹo trong mỗi dịp lễ, Tết của đồng bào Tày. Ngày nay, cùng với sự yêu thích của thực khách, nghề làm bánh khảo phát triển rộng hơn, nhiều nơi trên mảnh đất Cao Bằng, nhân dân đã sản xuất bánh hàng ngày phục vụ nhu cầu mua làm quà của du khách. Song ngon nhất, đậm đà nhất, có hương vị riêng biệt nhất vẫn phải kể đến bánh khảo xã Thông Huề, huyện Trùng Khánh - nơi được xem là khởi nguồn làm bánh khảo ở Cao Bằng.

5 tháng, doanh thu từ du lịch đạt 8,4 tỷ đồng

(HBĐT) - Ngay từ đầu năm 2019, huyện Lạc Sơn đã tích cực tuyên truyền, quảng bá, triển khai các chương trình thu hút khách du lịch. Các lễ hội truyền thống của huyện như Lễ hội Đình Cổi (xã Bình Chân), đền Trường Khạ, Lễ hội đu Vôi (xã Liên Vũ)... Điểm du lịch cộng đồng thác Mu (xã Tự Do), khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông thu hút số lượng lớn du khách đến thăm quan, khám phá.

Để rạp chiếu phim... lại sáng đèn!

(HBĐT) - Một thời, rạp chiếu phim được biết đến là một thiết chế văn hóa đặc biệt đáp ứng nhu cầu giải trí của người dân, những người yêu phim thị xã Hòa Bình (nay là TP Hòa Bình). Rạp luôn sáng đèn và sử dụng hết công năng. Nhưng nay, cánh cửa rạp luôn ở thế im ỉm đóng, họa hoằn mới có dịp sáng đèn để phục vụ các sự kiện chính trị, văn hóa.

Hội nghị chuyên đề quản lý Nhà nước về di tích và lễ hội trên địa bàn tỉnh

(HBĐT) - Vừa qua, Sở VH, TT&DL tổ chức hội nghị chuyên đề quản lý Nhà nước về di tích và lễ hội trên địa bàn tỉnh.

Công nhận làng nghề truyền thống dệt thổ cẩm xóm Chiềng Châu

(HBĐT) - Ngày 28/5, tại UBND xã Chiềng Châu (Mai Châu) diễn ra Lễ công bố công nhận làng nghề truyền thống dệt thổ cẩm xóm Chiềng Châu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục