(HBĐT) - Đưa chúng tôi đi trên những con đường bê tông sạch đẹp chạy vòng quanh xã, đồng chí Nguyễn Quốc Việt, Chủ tịch UBND xã Lạc Long (Lạc Thủy) giới thiệu: Đây là thôn Ngai Long – làng văn hóa quốc phòng - an ninh, đồng thời được lựa chọn là khu dân cư nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu của xã. Đây là thôn Đồng Bầu – thôn duy nhất còn thuộc diện đặc biệt khó khăn nhưng đang có sự vươn lên. Khu vực này sản xuất rau an toàn được đầu tư đồng bộ của HTX Nông nghiệp… Càng đi, chúng tôi càng thấy ấn tượng với cuộc sống tươi đẹp và trù phú của xã Lạc Long hôm nay.


Người dân xã Lạc Long (Lạc Thủy) phấn khởi trước diện mạo ngày càng khởi sắc của quê hương trong những năm gần đây.

Sau khi đạt chuẩn xã NTM vào năm 2017, cấp ủy, chính quyền và người dân xã Lạc Long tiếp tục hành trình xây dựng quê hương. Quyết tâm nhất có lẽ là thôn Đồng Bầu, nơi đây đang tích cực triển khai các chương trình hỗ trợ để vươn lên thoát nghèo vào cuối năm 2019. Trong ký ức của ông Bùi Văn Thư – người có uy tín trong cộng đồng thôn, quê hương ông ngày xưa nghèo lắm. Chỉ tầm chục năm trước thôi, cái nghèo vẫn còn oằn nặng trên con đường dẫn vào thôn. "Làm gì có đường bê tông xi măng, càng không có chuyện đường nội đồng được cứng hóa toàn bộ như bây giờ…” – ông Thư nhớ lại. 

Ông Bùi Văn Thư là người dân tộc Mường, sinh ra và lớn lên tại thôn Đồng Bầu. Hơn 80 năm qua, ông đã chứng kiến bao thăng trầm của quê hương nên giờ đây, những đổi thay tích cực khiến ông cảm thấy hạnh phúc. Thôn Đồng Bầu cũng như các địa bàn khác thuộc xã Lạc Long đang nỗ lực chuyển mình để xóa dần dấu vết nghèo khó. Thay đổi dễ nhận thấy nhất chính là sự khang trang, đồng bộ về kết cấu hạ tầng. Nhờ huy động      và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, xã Lạc Long đã đầu tư hàng loạt công trình hạ tầng thiết yếu như trụ sở làm việc của Đảng ủy – HĐND – UBND xã, trung tâm học tập cộng đồng, sân vận động trung tâm, nhà văn hóa xã, trạm y tế xã, mạng lưới giao thông và điện nông thôn, hệ thống trường lớp học, kênh mương thủy lợi... Cùng với đó, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. Dự kiến đến cuối năm nay, thu nhập bình quân của xã đạt 38,5 triệu đồng/người/năm.

Đồng chí Nguyễn Quốc Việt, Chủ tịch UBND xã cho biết: Lạc Long có khoảng 2.000 người, trong đó, dân tộc Kinh chiếm 70,7%, dân tộc Mường 20,49%, còn lại là dân tộc khác. Những năm qua, nhờ phát huy tốt tinh thần đoàn kết nên cấp ủy, chính quyền và người dân trong xã đã vươn lên xây dựng cuộc sống mới. Xã đã cải thiện được bình quân thu nhập đầu người, tỷ lệ hộ nghèo còn 9,27%. Trọng tâm phát triển trong thời gian tới được xã xác định là giảm nghèo bền vững gắn với nâng cao thu nhập của người dân, hướng đến phát triển toàn diện KT-XH.

Khánh An

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục