(HBĐT) - Đầu năm trẩy hội chùa Tiên, giữa năm thăm di tích Nhà máy in tiền tại đồn điền Chi Nê, cuối năm về với di tích lịch sử Trường Cán bộ dân tộc miền Nam, tôi không khỏi ngỡ ngàng về Lạc Thủy, miền đất chứa đựng những tiềm năng lớn về du lịch.


Du khách vãn cảnh tại khu du lịch chùa Tiên, xã Phú Lão (Lạc Thủy).

Đưa chúng tôi thăm di tích lịch sử Trường Cán bộ dân tộc miền Nam, anh Hoàng Mạnh Khỏe, Trưởng phòng VH-TT huyện chia sẻ: Lạc Thủy được thiên nhiên ban tặng cho các danh thắng, cảnh quan tươi đẹp và khá nhiều di tích lịch sử, văn hóa độc đáo. Bên cạnh đó còn có nhiều di chỉ khảo cổ quý giá gắn với sự ra đời của nền Văn hóa Hòa Bình nổi tiếng. Đến nay đã có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng được công nhận di tích cấp quốc gia như: động Tiên (xóm Lão Nội, xã Phú Lão), hang Đồng Thớt (thị trấn Thanh Hà), hang Luồn (thị trấn Chi Nê); quần thể hang động khu vực chùa Tiên thuộc xã Phú Lão; quần thể hang động danh thắng núi Niệm thuộc xã Phú Thành…  

Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc, Lạc Thủy đã tích cực đóng góp sức người, sức của và trở thành hậu phương vững chắc của tiền tuyến. Đây là nơi thành lập tổ Đảng đầu tiên của tỉnh Hòa Bình (năm 1930) - tổ Đảng Hoàng Đồng thuộc xã Khoan Dụ. Những năm 1946-1947, Đảng, Nhà nước đã đưa nhà máy in tiền về Lạc Thủy, đặt tại Đồn điền Chi Nê, nay thuộc xã Cố Nghĩa. Tháng 12/1958, Ủy ban Dân tộc Trung ương đã có Quyết định số 1563, về việc thành lập Khu đào tạo Cán bộ dân tộc miền Nam, sau đổi tên thành Trường Cán bộ dân tộc miền Nam và đưa về đào tạo tại Chi Nê - Lạc Thủy. Những năm 1969 - 1973, xã An Bình được chọn là nơi đặt trụ sở hoạt động của Đài phát thanh Pa Thét Lào… Những "dấu xưa” để lại nay đã được bảo tồn, đầu tư, tôn tạo, đề nghị công nhận di tích cấp tỉnh, cấp quốc gia, trở thành những địa chỉ giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng cho cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau. 

Đến nay, huyện Lạc Thủy đã có 6 di tích được xếp hạng quốc gia; 11 di tích được xếp hạng cấp tỉnh, 29 di tích nằm trong Quyết định số 1856/ QĐ-UBND của UBND tỉnh về bảo vệ di tích. Đến Lạc Thủy, du khách có thể cảm nhận mình đang lạc trong quần thể di tích ở nơi này. Điểm nhấn phải kể đến là quần thể hang động chùa Tiên, xã Phú Lão - được Bộ VH-TT&DL cấp bằng công nhận di tích cấp quốc gia năm 2011. Thăm di tích lịch sử cách mạng có nhà máy in tiền, khu di tích Trường Cán bộ dân tộc miền Nam. Các điểm du lịch sinh thái xã Đồng Tâm, danh lam thắng cảnh hang Luồn, khu nghỉ dưỡng sinh thái làng Sỏi, xã Phú Thành… 

Những năm qua, huyện Lạc Thủy đã khai thác có hiệu quả những tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch. Đến nay, toàn huyện có 36 cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch, trong đó có 1 khách sạn, 35 nhà nghỉ sẵn sàng phục vụ du khách. Được đầu tư, tôn tạo và quảng bá sâu rộng, ngày càng có thêm nhiều du khách ghé thăm và lạc vào quần thể di tích huyện Lạc Thủy. Từ đầu năm đến nay, huyện đã đón khoảng 780.000 lượt khách đến thăm quan, du lịch. Đó là những tín hiệu vui trên bước đường phát triển ngành "công nghiệp không khói” trên địa bàn.


Bùi Thúy

Các tin khác


Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục