Đầu năm nay, tình trạng mất cắp cổ vật liên tục xảy ra ở các di tích thuộc huyện Thanh Oai (Hà Nội) lại một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động, khi vẫn còn rất nhiều hiện vật quý, có giá trị cao về lịch sử, mỹ thuật… vẫn còn nằm trong các di tích đình, chùa, miếu… mà chưa được quan tâm bảo vệ, bảo quản.


Hiện trường vụ mất trộm sắc phong ở ở đình làng Hạ Xã, Vụ Bản, Nam Định. Ảnh: VTV

Liên tục các vụ mất trộm cổ vật

Thanh Oai (Hà Nội) đang là địa phương "nóng” nhất về tình trạng mất trộm cổ vật trong thời gian qua. Chỉ trong khoảng một tháng, từ giữa tháng 3 tới giữa tháng 4, Thanh Oai đã bị mất trộm tới 26 cổ vật tại các di tích.

Theo báo cáo của Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Thanh Oai gửi cho Sở Văn hóa – Thể thao Hà Nội, ngày 13-3, chùa Bối Khê (xã Tam Hưng) bị kẻ gian phá cửa lấy mất một pho tượng Thích Ca đản sinh bằng đồng màu đen, chiều cao khoảng 70 cm. Ngày 16-3, đình Đại Định (xã Tam Hưng) bị kẻ gian phá cửa đột nhập lấy đi hai bộ chấp kích gồm 16 chiếc, hai đỉnh đồng, hai cây nến đồng, một bình sứ cổ. Ngày 29-3, tại chùa Dư Dụ (xã Thanh Thủy) kẻ gian cắt khóa lấy trộm một chuông đồng, hai bát hương đặt tại tòa tam bảo. Ngày 11-4, chùa Từ Châu (xã Liên Châu) tiếp tục bị kẻ gian lấy trộm một chuông đồng cổ. Đặc biệt, pho tượng Thích Ca đản sinh đã bị mất trộm tới lần thứ ba. Hai lần trước mất, pho tượng đều được tìm thấy và trả lại cho chùa Bối Khê.

Chùa Bối Khê, nơi bị mất cổ vật tới ba lần. Ảnh: NDĐT

Đây không phải là vấn đề mới. Ngay trước đó không lâu, vào giữa tháng 2, tại Nam Định cũng mất trộm hàng loạt cổ vật chỉ trong vòng một đêm. Đình làng Hạ Xá, xã Tân Khánh, huyện Vụ Bản trong một đêm kẻ gian đã đột nhập lấy đi toàn bộ 16 đạo sắc phong quý, bỏ lại các bản sắc phong photo tại hiện trường. Không lâu sau đó, cũng tại địa bàn xã Tân Khánh, lần này ở đình làng Nhị Thôn, cũng bị kẻ gian đột nhập lấy mất 10 đạo sắc phong. Điều đáng nói là những đạo sắc phong này đã được cất khá cẩn thận với ba lớp khóa bảo vệ, nhưng những lớp khóa này đều đã bị kẻ gian phá dễ dàng.

Bắc Giang cũng là một trong những điểm nóng về mất trộm cổ vật. Tính từ năm 2003 đến nay, ở Bắc Giang đã xảy ra hàng chục vụ mất cổ trộm, với hàng trăm di vật, cổ vật quý bị mất. Ngày 23-2-2017, ngay cả chùa Bổ Đà (xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên) đang trong quá trình chuẩn bị đón nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt, cũng đã bị kẻ gian đột nhập lấy mất pho tượng Quan Âm Tống Tử bằng gỗ có niên đại gần 200 năm. Tiếp đó, ngày 11-1-2018 tại đình Thổ Hà (xã Vân Hà, huyện Việt Yên) tiếp tục xảy ra vụ trộm, nhiều cổ vật, di vật có giá trị bị mất, trong đó có một bộ chấp kích cổ có tám chiếc, một kiếm thần, một nồi hương đồng và một đôi hạc đồng…

Ai bảo vệ cổ vật?

Sau mỗi lần cổ vật bị mất trộm, dư luận lại đặt câu hỏi, vậy trách nhiệm thuộc về ai, và ai sẽ bảo vệ cổ vật?

Trước hết, phải nói về thực trạng bảo vệ cổ vật hiện nay. Hiện nay, cổ vật đặt tại các di tích đình, chùa, đền đài… đều được bảo vệ rất lỏng lẻo, sơ sài. Các di tích thờ tự xưa nay vốn là không gian chung của cả cộng đồng làng xã, trước đây còn là không gian mở, ai cũng có thể đến, ai cũng có thể vào. Những năm gần đây, do tình trạng mất cắp, mất trộm xảy ra nhiều, cho nên các cơ sở thờ tự này mới bắt đầu được bổ sung thêm các biện pháp an ninh, bảo vệ, như lắp khóa, gia cố cửa, nơi nào có điều kiện thì lắp thêm camera… Tuy nhiên, do tính chất kiến trúc, hầu hết các cơ sở thờ tự đều không phải công trình kiên cố, có lắp thêm khóa cũng khó có thể chịu được những dụng cụ phá khóa ngày càng hiện đại của kẻ gian. Còn với camera, nếu không có người theo dõi liên tục, cũng khó phát huy tác dụng khi hầu hết các vụ trộm xảy ra vào buổi đêm, không rõ mặt người…

Hồi tháng 8-2018, đình làng Hoàng Châu (huyện Cát Hải, Hải Phòng), là di tích lịch sử cấp Quốc gia, đã bị mất trộm chiếc kiệu thờ Mẫu có niên đại hơn 100 năm, may mắn sau đó cơ quan chức năng đã tìm được và trả lại cổ vật cho đình. Điều đáng nói, mặc dù là di tích lịch sử cấp Quốc gia, nhưng đình làng chỉ được bảo vệ bằng một ổ khóa lỏng lẻo.

Đây cũng là tình trạng chung của nhiều di tích đình, đền chùa… khi thiếu người trông coi, thiếu biện pháp bảo vệ, cửa giả lỏng lẻo, khóa sơ sài… Nhiều di tích, cơ sở thờ tự chỉ có một cụ thủ từ hoặc nhà sư trông nom, không thể xử lý kịp khi bị đột nhập…

Sau vụ mất trộm hàng loạt cổ vật tại Thanh Oai, cả Sở Văn hóa – Thể thao Hà Nội và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch mà cụ thể là Cục Di sản văn hóa đã có văn bản yêu cầu địa phương phối hợp với cơ quan công an điều tra, làm rõ. Một điều quan trọng nữa, là kiểm kê, làm hồ sơ và đăng ký cho cổ vật, điều này giúp cho cơ quan quản lý dễ dàng hơn trong việc nắm được thông tin cổ vật. Một việc quan trọng khác, là cần nâng cao ý thức bảo vệ cổ vật của cả địa phương, bao gồm cả chính quyền, cấp quản lý ở địa phương và cộng đồng dân cư.

TheoNhanDan


 

Các tin khác


Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục