Triển lãm trưng bày 100 ảnh giới thiệu khái quát hoàn cảnh lịch sử và các phong trào đấu tranh cách mạng của quân và dân ta diễn ra liên tục từ sau ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam...


Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh tham quan triển lãm ảnh. (Ảnh: Thu Hương/TTXVN)

Sáng 26/8, tại công viên Lam Sơn, ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh khai mạc triển lãm ảnh với chủ đề "Tinh thần Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 bất diệt.”

Đây là triển lãm chào mừng kỷ niệm 75 năm Cách mạng tháng Tám (19/8/1945-19/8/2020) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2020).

Triển lãm trưng bày 100 ảnh giới thiệu khái quát hoàn cảnh lịch sử và các phong trào đấu tranh cách mạng của quân và dân ta diễn ra liên tục từ sau ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 1930 với đỉnh cao là Cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám vào năm 1945 và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 2/9.

Cùng với Trung ương Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo toàn dân, toàn quân ta tiến hành thắng lợi hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống kẻ thù xâm lược, giành độc lập dân tộc, đưa cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Tại đường Đồng Khởi (Quận 1), ban tổ chức cũng trưng bày triển lãm 50 ảnh với chủ đề "Rạng rỡ non sông Việt Nam" và 70 ảnh với chủ đề "Thành phố Hồ Chí Minh cùng cả nước vươn tới tương lai."

Triển lãm trưng bày những khoảnh khắc đẹp về đất nước, con người Việt Nam trên mọi miền Tổ quốc để lại những ấn tượng khó phai trong lòng bạn bè quốc tế; thể hiện nét đẹp hồn hậu, thân thiện, yêu lao động, năng động, sáng tạo, nghĩa tình của người dân Việt Nam trong học tập, lao động sản xuất và trong cuộc sống đời thường sau 75 năm đất nước được hòa bình, độc lập và phát triển.


Các hội viên Hội Cựu Chiến binh thành phố tham quan triển lãm. (Ảnh: Thu Hương/TTXVN)

Bên cạnh đó, loạt ảnh giới thiệu những thành tựu tiêu biểu về kinh tế, văn hóa, xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm gần đây.

Triển lãm diễn ra đến ngày 6/9/2020.

Nhân dịp này, Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh khánh thành Công viên Lam Sơn (mới) với quy mô khoảng 2.200m2 ở phía trước Nhà hát Thành phố.

Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh Huỳnh Thanh Nhân cho biết, việc khôi phục, nâng cấp Công viên Lam Sơn nhằm tăng giá trị cảnh quan cho khu vực trung tâm thành phố, tạo không gian kết nối liên tục giữa phố đi bộ Nguyễn Huệ với Nhà hát Thành phố, đồng thời tạo thêm không gian cho các hoạt động triển lãm, tuyên truyền./.

Theo TTXVN

Các tin khác


Vang vọng bài ca Tháng Tám

(HBĐT) -Cùng với nhiệm vụ phát triển KT-XH, các ngành, địa phương trong tỉnh đã đẩy mạnh hoạt động văn nghệ quần chúng. Nhiều hội thi, hội diễn, liên hoan văn nghệ quần chúng từ tỉnh đến cơ sở được tổ chức sôi nổi, hấp dẫn, thu hút đông đảo các tầng lớp Nhân dân tham gia, trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống Nhân dân.

Khai mạc trưng bày chuyên đề "Ngày Độc lập 2-9"

Nhân kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 (1945 - 2020), ngày 18/8/2020, tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia, số 25 Tông Đản, Hoàn Kiếm, Hà Nội, đã diễn ra Lễ Khai mạc trưng bày chuyên đề "Ngày Độc lập 2-9".

Về “Làng văn hóa - quốc phòng” Mời Mít

(HBĐT) - Sau nhiều năm, chúng tôi có dịp trở lại xóm Mời Mít, xã Yên Mông (TP Hòa Bình). Không còn những con đường đất rộng chừng hơn 1m, thay vào đó là đường bê tông rộng rãi đến từng ngõ, nhà cao tầng mọc lên san sát. Bí thư Đảng ủy xã Nguyễn Sỹ Linh cho biết: Năm 2013, Mời Mít được chọn xây dựng mô hình "Làng văn hóa - quốc phòng”. Có thể nói, đây là một trong những động lực quan trọng, góp phần tạo nên chuyển biến cho vùng quê.

Cơ hội để Hà Nội "bước ra" sông Hồng

(HBĐT) - Hà Nội là đất tụ thủy và tụ nhân. Với địa thế đẹp, nằm ven sông Hồng nhưng tiềm năng về phát triển đô thị, mở rộng thành phố, tận dụng không gian từ dòng sông lớn này, sau nhiều lần khởi động, vẫn chưa được triển khai.

Giữ gìn điệu múa chuông của người Dao Đà Bắc

(HBĐT) - Hòa Bình được biết đến là vùng đất giàu bản sắc văn hóa dân tộc. Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, tạo nên nền văn hóa đa dạng, phong phú từ tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghệ thuật trình diễn dân gian, tập quán xã hội, lễ hội truyền thống… Trong đó, loại hình nghệ thuật múa chuông của đồng bào dân tộc Dao (Đà Bắc) đã tạo nét riêng độc đáo, đặc sắc trong kho tàng di sản văn hóa các dân tộc.

Độc đáo ngôi chùa được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt

(HBĐT) - Đó là chùa Keo, tọa lạc tại làng Keo, nay là xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư (Thái Bình). Cùng các đồng nghiệp Báo Thái Bình chiêm bái ngôi chùa cổ gần 400 tuổi, chúng tôi cảm nhận nét độc đáo, những giá trị của Thần Quang tự xứng danh được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục