(HBĐT) - Trên đỉnh Đồng Tân (Mai Châu) sương mù bao phủ quanh năm là những ngôi nhà nhỏ của bà con người dân tộc Dao nằm rải rác ven quốc lộ 6, giáp với huyện Vân Hồ (Sơn La). Khu vực này trước sắp xếp đơn vị hành chính là xã Tân Sơn có 29 hộ, 128 nhân khẩu là đồng bào người Dao sinh sống. Tuy chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong cộng đồng dân cư của Đồng Tân cũng như huyện Mai Châu, nhưng điều đáng quý là người Dao nơi đây vẫn giữ được khá nguyên vẹn bản sắc văn hóa dân tộc.


Người Dao xã Đồng Tân (Mai Châu) học chữ Nôm Dao để giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc.

Chúng tôi đến thăm nhà ông Lý Văn Thành, xóm Tam Hòa, xã Đồng Tân. Ngôi nhà nhỏ nằm cạnh quốc lộ 6 mang những nét rất đặc trưng của nhà ở người Dao: nhà thấp, ít cửa sổ, cách bố trí không gian trong nhà, vòm cửa… Bước qua bậc thềm vào nhà là bàn thờ truyền thống của người Dao được trân trọng bố trí giữa nhà. Niềm nở đón khách, vợ chồng ông Thành đều mặc trên người bộ quần áo truyền thống của người Dao. Một không gian đậm bản sắc văn hóa Dao trên mảnh đất Mai Châu xưa nay vốn thường được biết đến với văn hóa Thái.

Trò chuyện với chúngtôi, ông Thành chia sẻ: Người Dao ở Đồng Tân tuy chỉ có gần 30 hộ, nhưng vẫn giữ được vẹn nguyên bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Từ nhà ở, trang phục cho đến thờ cúng, nghi lễ. Đối với người Dao, việc thờ cúng đặc biệt được chú trọng, vì vậy, các nghi lễ liên quan đến thờ cúng tổ tiên luôn được đồng bào duy trì, hướng con người nhớ đến nguồn cội, xua đuổi cái ác và là sợi dây liên kết cộng đồng sâu sắc. Trong nghi lễ thờ cúng thường sử dụng nhiều tranh cúng; mỗi dịp lễ, Tết, lại có những loại tranh cúng riêng...

Giữ gìn bản sắc văn hóa, nhưng đồng thời người Dao Đồng Tân cũng có sự điều chỉnh để dung hòa giữa bản sắc văn hóa truyền thống và nếp sống văn hóa, văn minh hiện đại. Tất cả các lễ truyền thống vẫn giữ đủ, tuy nhiên quy mô sẽ giảm bớt. Ví như trước đây lễ đặt tên diễn ra trong 3 ngày, 2 đêm, nay rút ngắn còn 1 đêm hoặc hơn 1 đêm; hoặc trước đây đám ma của người cao tuổi kéo dài 2 đêm, nay chỉ 1 đêm, qua 24 tiếng đưa đi chôn cất theo quy ước, hương ước của khu dân cư. Đặc biệt, xưa nay người Dao vốn có phong tục chôn cất người thân trên chính mảnh vườn, quả đồi của gia đình hay những vị trí đất bà con thấy phù hợp. Thực tế này gây ra khá nhiều khó khăn cho công tác quy hoạch của các địa phương. Hiện nay, bà con đã thay đổi suy nghĩ, quan niệm về vấn đề chôn cất, nếu xóm, xã quy hoạch được nghĩa trang phù hợp sẵn sàng chôn cất người thân trong các nghĩa trang tập trung.

Cũng như các dân tộc khác, bản sắc văn hóa dân tộc truyền thống của người Dao Đồng Tân đang bị phai nhạt. Để giữ gìn bản sắc văn hóa, Trung tâm Học tập cộng đồng xã đã phối hợp với Hội Khuyến học xã, Trung tâm VH-TT&TT huyện tổ chức lớp học chữ Nôm Dao cho 21 học viên là người Dao Đồng Tân. Là học viên kiên trì theo học chữ Nôm Dao từ năm 2018 đến nay, ông Lý Văn Thành cho biết: Người Dao Đồng Tân học chữ Nôm Dao trước tiên là để học cách làm người từ những điều giản đơn nhất, như không chửi bới, biết kính trên nhường dưới, sống hiếu thảo với ông bà, bố mẹ… Sau đó, học chữ để xem ngày làm nhà, ngày gả con gái, ngày lấy con dâu; để dạy lại, giữ lại cho con cháu truyền thống của dân tộc mình, dù sau này có trưởng thành, đi xa cũng không được quên đi gốc gác dân tộc mình.


Dương Liễu


Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục