( HBĐT) - Những ngày sau Tết, nhu cầu tham quan, vãn cảnh, thực hành tín ngưỡng của Nhân dân rất lớn, vì vậy huyện Cao Phong đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tăng cường công tác quản lý và phòng, chống dịch COVID-19 tại các điểm di tích, danh thắng.
Tại cảng Thung Nai thành lập chốt kiểm soát người đến thăm quan vãn cảnh
Thực hiện chỉ đạo của tỉnh về công tác phòng, chống dịch COVID-19, bên cạnh việc tạm dừng các lễ hội, UBND huyện Cao Phong còn gấp rút triển khai thực hiện công tác phòng dịch tại các điểm di tích, danh thắng trên địa bàn dịp Xuân Tân Sửu.
Hằng năm, cứ vào dịp Tết Nguyên đán, các điểm di tích, danh thắng của huyện Cao Phong như đền Bồng Lai, chùa Khánh, đền Bờ là những địa điểm tham quan, vãn cảnh và thực hiện nhu cầu tín ngưỡng đầu xuân của đông đảo nhân dân và du khách thập phương, vì vậy công tác phòng, chống dịch COVID-19, đảm bảo an toàn cho nhân dân, du khách khi đến di tích được chú trọng.Đặt các biển hướng dẫn về đeo khẩu trang, nước sát khuẩn, giữ khoảng cách an toàn…đối với du khách và nhân dân địa phương thăm, dâng hương tại các đền, chùa trên địa bàn.
UBND huyện Cao Phong đã chỉ đạo các xã, thị trấn, các ngành có liên quan tạm dừng các hoạt động lễ hội; không tổ chức các sự kiện, hoạt động tập trung trên 30 người cùng một thời điểm trong cùng không gian tại các điểm di tích, cơ sở tín ngưỡng thờ tự; cấp bách triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 tại các điểm di tích, cơ sở tín ngưỡng, thờ tự trên địa bàn.
Theo đó, các địa phương đã lập chốt kiểm soát tại các nơi hàng năm có tổ chức lễ hội nhằm đảm bảo thực hiện 5K và cung cấp trang thiết bị phòng dịch cho tổ xử lý nhanh. Tại cổng ra vào các di tích, danh thắng, treo các biển thông báo với nội dung yêu cầu người dân, du khách chấp hành nghiêm công tác phòng chống dịch như: đeo khẩu trang, khai báo y tế, giữ khoảng cách an toàn, không tập trung quá đông người…Các đền, chùa, cảng Thung Nai cũng chủ động triển khai các biện pháp phòng dịch.
UBND huyện Cao Phong cũng yêu cầu ban quản lý các di tích danh thắng bật loa truyền thanh thường xuyên nội dung tuyên truyền, các quy định về công tác phòng chống dịch COVID-19, đồng thời đề nghị người dân du khách chấp hành nghiêm. Ngoài ra, ban quản lý các di tích cũng chủ động thực hiện nghiêm việc không tập trung quá đông người tại di tích, tạo khoảng cách an toàn. Đặc biệt, kiên quyết không cho du khách vào di tích nếu không thực hiện nghiêm các quy định về phòng dịch.
Chị Bùi Thị Hồng, TPHB cùng gia đình đến vãn cảnh đền Bồng Lai cho biết: Ngay từ đầu cổng vào đền đều có bảng biển hướng dẫn về nội dung khuyến cáo của Bộ Y tế và các điểm rửa tay, sát khuẩn, mọi người dân khi đến đây đều tuân thủ việc đeo khẩu trang, các biện pháp phòng, chống dịch.
Theo báo cáo của BCĐ phòng chống dịch COVID-19 huyện Cao Phong, tính đến 15h ngày 15/2, trên địa bàn huyện không còn cách ly tập trung; 16 trường hợp cách ly tại nhà; Có 211 trường hợp về từ vùng dịch, trong đó 27 trường hợp về từ huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương đã được giám sát chặt chẽ và hướng dẫn hạn chế tiếp xúc và tự theo dõi sức khỏe. Đã lấy mẫu tổng số 198, kết quả âm tính 198 mẫu.
UBND huyện đã ban hành các văn bản chỉ đạo tạm dừng các điểm vui chơi, giải trí, chỉ đạo UBND các xã, thị trấn tích cực kiểm tra, rà soát người đi về từ vùng dịch, hướng dẫn khai báo y tế, tổ chức cách ly tập trung, cách ly tại nhà đối với công dân thuộc diện cách ly; thực hiện truy vết các trường hợp liên quan tới ca bệnh dương tính, thực hiện các văn bản tăng cường các biện pháp phòng chống dịch COVID-19: Thực hiện khuyến cáo 5K của Bộ Y tế, hạn chế tập trung đông người, tại các chợ có quy định đối với công dân khi vào chợ, đi ra đường phải đeo khẩu trang, giao UBND các xã, thị trấn tăng cường công tác tuyên truyền phòng chống dịch COVID-19; thường xuyên chỉ đạo việc đeo khẩu trang của nhân dân, cho phép xử phạt hành chính đối với người vi phạm.
Đồng chí Quách Văn Ngoan, Chủ tịch UBND huyện Cao Phong cho biết: Tại các điểm tham quan, công tác phòng, chống dịch COVID-19 đã được thực hiện nghiêm như đặt các biển hướng dẫn về đeo khẩu trang, nước sát khuẩn, giữ khoảng cách an toàn…đối với du khách và nhân dân địa phương thăm, dâng hương; với hệ thống máy đo thân nhiệt tự động, dung dịch sát khuẩn tay đã được bổ sung tại các điểm bán vé, cửa ra vào và các vị trí thuận lợi để du khách dễ thấy, dễ sử dụng. UBND huyện cũng yêu cầu cán bộ, nhân viên nghiêm túc thực hiện công tác phòng, chống dịch, đảm bảo an toàn cho chính bản thân, đồng thời nhắc nhở du khách tuân thủ thông điệp "5k” của Bộ Y tế. Yêu cầu các xã, thị trấn tăng cường kiểm tra, kiểm soát nơi hàng năm có lễ hội. Thực hiện phun khử khuẩn nơi tập trung đông người ít nhất 02 lần/ngày (cách nhau dưới 8 giờ), UBND các xã, thị trấn phối hợp các Doanh nghiệp và nơi hàng năm có lễ hội thực hiện đảm bảo về hóa chất khử khuẩn và nhân lực, trang thiết bị, Trung tâm Y tế huyện đảm bảo hướng dẫn kỹ thuật.
Có thể thấy, UBND huyện Cao Phong một mặt tạo điều kiện để người dân, du khách thực hiện nhu cầu tín ngưỡng, mặt khác thực hiện nghiêm công tác phòng chống dịch COVID-19 tại các điểm di tích, danh thắng. Đồng thời, cũng sẽ cử các đoàn công tác liên ngành kiểm tra việc thực hiện công tác phòng dịch tại các điểm di tích, danh thắng trên địa bàn trong suốt khoảng thời gian Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 này.
Đinh Thắng
(HBĐT) - Phong tục đón Tết của người Việt xưa diễn ra bình dị, vui vẻ, hòa đồng, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.
Tết của người Việt là sự giao hòa giữa ước mơ và hiện thực.
(HBĐT) - Thông thường, dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán là thời điểm các lễ hội, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao sẽ đồng loạt diễn ra, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí, đời sống tinh thần của Nhân dân, tạo không khí phấn khởi, vui tươi ở khắp các địa phương trong tỉnh. Tuy nhiên, để thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh Covid-19, các hoạt động tập trung đông người như trên phải tạm dừng.
(HBĐT) - Xuân Tân Sửu đã tới. Trong không khí rạo rực ngày xuân, đào khoe sắc thắm, cây cối đua nhau đâm chồi nảy lộc, mừng Đảng ta tròn 91 Xuân, mừng Đại hội lần thứ XIII của Đảng thành công tốt đẹp, lòng người hân hoan, niềm vui được nhân lên trên khắp quê hương Hòa Bình thân yêu.
(HBĐT) - Trong lịch sử người Mường ở Hòa Bình chưa có tiền lệ di cư tập thể như các cuộc thiên di của các dân tộc khác, từ gia đình nhỏ đến mường lớn đều định cư. Người Mường Hòa Bình di cư vào Tây Nguyên do nhiều nguyên cớ nhưng một điều chắc chắn là khi phải bỏ nơi "chôn nhau, cắt rốn”, đất đai của tổ tiên họ không khỏi lưu luyến. Trong hành trang đi tới đất mới, thứ quý giá nhất của đồng bào Mường chính là hai tiếng thiêng liêng: Đình làng.