(HBĐT) - Trâu - con vật gắn liền với đời sống người nông dân Việt Nam, từ lúc gà chưa gáy sáng, con trâu đã cùng nông dân ra đồng, nào cày, nào bừa… con trâu đảm nhận phần lớn công việc nặng nhọc của nhà nông... Chưa hết, hình ảnh trâu còn gắn liền với bao sự kiện trong cuộc đấu tranh của dân tộc ta.
Trong kháng chiến chống Pháp, con trâu cùng bộ đội đã góp phần lập nên nhiều chiến công vang dội, làm giặc phải khiếp sợ. Trận Tầm Vu là một trong những trận phục kích chặn đánh xe cơ giới của bộ đội chủ lực Khu 9. Trận đánh diễn ra ngày 19/4/1948. Trong trận này, hơn 100 tên giặc bị tiêu diệt (trong đó có 1 tên quan ba); 14 xe vận tải quân sự địch bị phá hủy. Kết thúc trận đánh, ta thu được 1 khẩu pháo 105 ly...
Trong kháng chiến chống Mỹ, trâu góp phần không nhỏ vào việc chuyển đạn, tải thương, lương thực phục vụ chiến đấu. Trong các trận càn ở Đồng bằng sông Cửu Long trâu thường bị giặc bắt dồn vào xe lội nước M113 để chở về căn cứ mổ thịt. Từ lòng căm thù giặc, nhiều em bé đã giả bộ cho trâu gặm cỏ gần căn cứ địch và trở thành những trinh sát, giao liên cho bộ đội.
Đương thời, Bác Hồ kính yêu của chúng ta dù bận trăm công ngàn việc, nhưng Người vẫn không quên đến việc nhắc nhở chăm sóc trâu, bò vốn là tài sản lớn, nguồn sức kéo quan trọng của nông dân.
Nhắc đến nỗi vất vả của người chăn trâu, không thể nào quên tấm gương của Anh hùng Lao động Hồ Giáo. Ông sinh năm 1929, tại thôn Bình Phước, xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Ông đã góp phần làm rạng danh cho Nông trường Ba Vì. Năm 1966, ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động lần thứ nhất.
Năm 1977, Chính phủ Ấn Độ tặng Việt Nam 500 con trâu sữa Mura, Viện Chăn nuôi thuộc Bộ Nông nghiệp cử ông vào tỉnh Sông Bé trực tiếp phụ trách chăn nuôi và nhân giống loại trâu sữa này. Từ 500 con trâu ban đầu, dưới bàn tay chăm sóc, thuần dưỡng của ông và đồng nghiệp, hàng ngàn con trâu sữa tiếp tục ra đời và được nhân giống ra khắp mọi miền đất nước. Những thành quả lao động đó đã đem lại cho ông danh hiệu Anh hùng Lao động lần thứ hai vào năm 1986.
Sau khi đất nước hòa bình, thống nhất, hình ảnh con trâu lại tiếp tục gắn bó với người nông dân trên những cánh đồng: "Trên đồng cạn, dưới đồng sâu/Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa". Con trâu đã cùng với người nông dân chứng kiến những năm tháng đầy khó khăn, vất vả của nền kinh tế đất nước trong những năm 70, 80 thế kỷ trước, khi mà người nông dân phải rơi nước mắt nhìn những cánh đồng bạt ngàn bị bỏ hoang, trong khi trong bồ lúa không còn một hạt
Vượt qua những khó khăn của cuộc sống những chuyện bi hài của một thời bao cấp, người nông dân ngày hôm nay có quyền tự hào khi đã có công đưa một đất nước có thời kỳ phải nhập khẩu lương thực, nay đã trở thành một nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới.
Với ý nghĩa như thế, tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á - SEA Games 22 do Việt Nam đăng cai tổ chức năm 2003, trâu được chọn là linh vật làm biểu tượng vui đặt tên là Trâu Vàng. Với hình ảnh con trâu gần gũi, thân mật với con dân trong nền văn minh lúa nước Việt Nam và các nước Đông Nam Á. Trâu Vàng (còn gọi là Kim Ngưu) gắn với sự tích Hồ Tây của Thủ đô Hà Nội. Trâu Vàng tượng trưng cho ước vọng về mùa màng ấm no, hạnh phúc, sức mạnh và tinh thần thượng võ của dân tộc Việt Nam.
C.B (ST)
(HBĐT) - Xuân Tân Sửu đã tới. Trong không khí rạo rực ngày xuân, đào khoe sắc thắm, cây cối đua nhau đâm chồi nảy lộc, mừng Đảng ta tròn 91 Xuân, mừng Đại hội lần thứ XIII của Đảng thành công tốt đẹp, lòng người hân hoan, niềm vui được nhân lên trên khắp quê hương Hòa Bình thân yêu.
(HBĐT) - Trong lịch sử người Mường ở Hòa Bình chưa có tiền lệ di cư tập thể như các cuộc thiên di của các dân tộc khác, từ gia đình nhỏ đến mường lớn đều định cư. Người Mường Hòa Bình di cư vào Tây Nguyên do nhiều nguyên cớ nhưng một điều chắc chắn là khi phải bỏ nơi "chôn nhau, cắt rốn”, đất đai của tổ tiên họ không khỏi lưu luyến. Trong hành trang đi tới đất mới, thứ quý giá nhất của đồng bào Mường chính là hai tiếng thiêng liêng: Đình làng.
(HBĐT) - Vốn là tuyến đê ngăn những dòng nước hung dữ của dòng sông Đà vào mùa mưa lũ, năm 2015, Dự án mở rộng mặt đê Đà Giang kết hợp làm đường giao thông hoàn thành và đưa vào sử dụng đã tạo cho TP Hòa Bình diện mạo mới.
(HBĐT) - Trước thềm Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, trong không khí phấn khởi, vui tươi đón Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, một sự kiện văn hóa - du lịch quan trọng của tỉnh đã diễn ra giữa lòng Thủ đô Hà Nội với chủ đề "Hòa Bình - Miền sử thi". Ngày hội tô thắm thêm bản sắc văn hóa dân tộc, bồi đắp niềm tự hào về cảnh sắc thiên nhiên và tình đất, tình người quê hương Hòa Bình.
(HBĐT) - Vùng đất Hòa Bình xưa không có lò gốm nào, cũng chẳng có cuốn sách nào viết về gốm cổ ở Hòa Bình. Thế nhưng, theo chị Nguyễn Thị Thi, Giám đốc Bảo tàng tỉnh, trong quá trình làm việc, tiếp xúc với các nhà nghiên cứu, sưu tầm cổ vật ở Hòa Bình, Hà Nội, chị đã được nghe một thông điệp là có tới 1/3 số cổ vật gốm của các nhà sưu tập tư nhân tại Hà Nội có nguồn gốc từ Hòa Bình...
(HBĐT) - Hòa Bình không chỉ được biết đến là cái nôi văn hóa Mường mà còn nức tiếng bởi những món ăn ngon, mang hương vị đặc trưng của núi rừng Tây Bắc. Nếu ai đã từng được thưởng thức ẩm thực xứ Mường, chắc chắn sẽ luyến nhớ dư vị vô cùng hấp dẫn của nó.