(HBĐT) - Cùng với tiếng nói, trang phục là một di sản văn hóa truyền thống độc đáo mang đặc trưng rất dễ nhận biết của từng dân tộc, không chỉ mang đậm bản sắc văn hóa, mà còn chứa đựng những giá trị nghệ thuật, tín ngưỡng riêng. Tuy nhiên, trong xu thế phát triển hiện nay, trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số (DTTS) đang dần bị mai một.
Bà con dân tộc Dao, xóm Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc) duy trì việc nhuộm chàm và may trang phục truyền thống của dân tộc.
Trên địa bàn tỉnh có 6 dân tộc chính cùng chung sống lâu đời, gồm: Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, Mông. Nhìn chung, các dân tộc vừa có nét văn hóa, tín ngưỡng chung, vừa có nét văn hóa truyền thống, tín ngưỡng riêng của từng dân tộc, độc đáo, phong phú, đa dạng. Cùng với tiếng nói, trang phục là một di sản văn hóa truyền thống độc đáo, mang đặc trưng rất dễ nhận biết của từng dân tộc, chứa đựng những giá trị nghệ thuật, giá trị lịch sử của từng tộc người. Mỗi dân tộc có tạo hình trang trí, sử dụng trang phục theo những đặc điểm văn hóa riêng. Nét hoa văn, họa tiết, màu sắc của mỗi loại trang phục dân tộc có những nét độc đáo, thể hiện bản sắc riêng, in dấu truyền thống văn hóa và phong tục của dân tộc đó. Tuy nhiên, thời gian gần đây, trang phục truyền thống của dân tộc đang có dấu hiệu bị mai một dần. Tại các địa phương, phần lớn đồng bào DTTS không còn mặc trang phục truyền thống trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, mà chỉ mặc trong dịp lễ, Tết, lễ hội, đám hiếu, hỷ… Không chỉ vậy, nhiều bạn trẻ còn e ngại và không biết mặc các bộ trang phục của dân tộc mình đúng cách.
Để bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 87/KH-UBND về việc triển khai thực hiện Đề án bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các DTTS Việt Nam trong giai đoạn hiện nay trên địa bàn tỉnh. Sở VH-TT&DL có trách nhiệm chủ trì, làm đầu mối tham mưu giúp UBND tỉnh triển khai, thực hiện kế hoạch; phối hợp các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo tiến độ, chất lượng; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra kết quả thực hiện đề án năm 2021 và các năm tiếp theo.
Theo đó, trong giai đoạn từ năm 2021 - 2030 triển khai khảo sát, đánh giá, tiến hành kiểm kê, lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể về trang phục truyền thống của các DTTS trên địa bàn tỉnh; tổ chức tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiên thông tin đại chúng, cổ động trực quan, lồng ghép thông qua các phim quảng bá giới thiệu tiềm năng du lịch của địa phương. Tổ chức 2 cuộc liên hoan trình diễn trang phục truyền thống các DTTS, 5 cuộc thi thiết kế trang phục các DTTS tỉnh; tham gia trình diễn trang phục truyền thống các DTTS Hòa Bình tại Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam do T.Ư và các tỉnh tổ chức; tổ chức 3 hội thảo khoa học về giá trị và giải pháp bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống dân tộc Mường, Thái, Mông, Dao, Tày. Tổ chức 4 lớp truyền dạy kỹ năng nghề dệt thổ cẩm, thêu hoa văn trên trang phục truyền thống các DTTS, 10 lớp về kỹ năng mặc trang phục truyền thống của các dân tộc cho học sinh là người dân tộc. Vận động các tầng lớp Nhân dân mặc trang phục truyền thống trong các ngày lễ, Tết, lễ hội, cưới hỏi; triển khai đến các đối tượng là cán bộ, giáo viên, học sinh mặc trang phục truyền thống dân tộc 1 buổi/tuần tại các trường dân tộc nội trú. Triển khai gian hàng trưng bày, giới thiệu, bán sản phẩm trang phục truyền thống DTTS tại các khách sạn, nhà hàng, khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh. Lựa chọn và lập từ 1 - 2 hồ sơ về trang phục truyền thống của DTTS tỉnh, hoặc nghệ thuật nghề thủ công về trang phục truyền thống của các DTTS tỉnh để đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Xây dựng một số mô hình bảo tồn, phát triển nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất trang phục truyền thống các DTTS; bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống gắn với phát triển du lịch; giới thiệu, quảng bá các sản phẩm về trang phục truyền thống DTTS tại các điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh. Lập hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú lĩnh vực nghề thủ công truyền thống liên quan đến trang phục truyền thống của các DTTS…
Có thể nói, việc triển khai Đề án bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các DTTS Việt Nam trong giai đoạn hiện nay góp phần quan trọng trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, đáp ứng được nguyện vọng chung của cộng đồng các DTTS. Từ đó, đưa trang phục truyền thống phổ biến hơn trong cuộc sống của đồng bào DTTS, nâng cao lòng tự hào, ý thức bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc.
Đỗ Hà
(HBĐT) - Sở VH-TT&DL vừa tổ chức hội nghị đánh giá di vật, cổ vật năm 2021. Dự hội nghị có lãnh đạo Sở VH-TT&DL, Phòng PA83 (Công an tỉnh); đại diện Sở Tài chính; lãnh đạo và chuyên viên Bảo tàng tỉnh và một số nhà chuyên môn có kiến thức về di vật, cổ vật.
(HBĐT) - Mường Vang (Lạc Sơn) là 1 trong 4 vùng Mường lớn nổi tiếng của tỉnh. Với trên 90% dân số là đồng bào dân tộc Mường, huyện luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Bởi vậy, trong nhịp sống hiện đại, mạch nguồn văn hóa Mường Vang vẫn không ngừng chảy.
(HBĐT) - Sức hấp dẫn của văn hóa ẩm thực Hà Nội không chỉ được hòa quyện giữa hương vị, màu sắc của món ăn mà còn từ tri thức, kỹ thuật, bí quyết nhà nghề và những câu chuyện xung quanh thể hiện bề dày lịch sử văn hóa... Cùng với phở, bún, bánh cuốn, chả cá… bún ốc nguội - món ăn đặc biệt tôi được thưởng thức trong lần về Thủ đô gần đây thực sự hấp dẫn với trọn vẹn cảm xúc, cảm nhận, giá trị tinh tế...
Lễ trao Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần 2 năm 2021, do báo Thể thao và Văn hóa (TTXVN) tổ chức, sẽ diễn ra đúng vào ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6/2021.
(HBĐT) - Ngày 27/5, Sở VH-TT&DL ban hành Kế hoạch số 865/KH-SVHTTDL về tổ chức Cuộc thi viết về chủ đề "Gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Hòa Bình” năm 2021.
Đây đều là các bộ phim mới sản xuất, màu sắc tươi tắn, tạo hình bắt mắt, âm nhạc tươi vui, hấp dẫn khán giả nhỏ tuổi, được giới chuyên môn đánh giá cao và giành nhiều giải thưởng.