Thông tin từ UNESCO Việt Nam cho biết, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO), Chương trình Định cư Con người Liên Hợp Quốc (UN-Habitat), và Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam (VICAS) với sự đồng hành của nhóm Vietnam Local Artist Group (VLAG) tổ chức cuộc thi vẽ "Hà Nội là…” dành cho các tác phẩm minh họa, thiết kế, đồ họa về Hà Nội.



Poster cuộc thi. Ảnh: BTC.
Cuộc thi nhằm kêu gọi các nghệ sĩ trẻ cùng thúc đẩy Danh hiệu "Hà Nội - Thành phố Sáng tạo” do UNESCO trao tặng năm 2019, bằng những tác phẩm minh họa về Hà Nội. 

Diễn ra từ 6/8 - 9/9/2021, cuộc thi đón chào những ý tưởng độc đáo từ cộng đồng nghệ sĩ thị giác thuộc nhiều loại hình như hội hoạ, minh hoạ, thiết kế… Các tác phẩm dự thi có thể tự do thể hiện một Hà Nội phía sau lăng kính nghệ thuật và cảm xúc riêng của mỗi tác giả. Đội ngũ ban giám khảo có sự tham gia của các hoạ sĩ nổi bật trong cộng đồng hội họa và minh họa: Xuân Lam, Tú Na, Kawako Giang Nguyễn, X. Lan và Noh-a (Cloud Pillow Studio).

Tổng giá trị giải thưởng của cuộc thi lên tới hơn 60 triệu đồng với cơ cấu giải như sau: 

1 giải nhất: 10 triệu đồng tiền mặt, tác phẩm đạt giải được in, và 1 bộ postcard các tác phẩm thắng cuộc.

4 giải nhì, mỗi giải: 5 triệu đồng tiền mặt, tác phẩm đạt giải được in, và 1 bộ postcard các phẩm thắng cuộc.

1 giải bình chọn: 2 triệu đồng tiền mặt, tác phẩm đạt giải được in và 1 bộ postcard các tác phẩm thắng cuộc.

24 tác phẩm nổi bật, mỗi giải: 1 triệu đồng tiền mặt, tác phẩm đạt giải được in và 1 bộ postcard các tác phẩm thắng cuộc.

"Hà Nội là…” nhận bài dự thi từ ngày 6/8 tới 9/9/2021. Độc giả quan tâm đến cuộc thi có thể tìm hiểu thêm chi tiết về cuộc thi tại đây: https://hanoicreativecity.com/cuoc-thi-ve-minh-hoa-ha.../

Cuộc thi nằm trong khuôn khổ dự án Hà Nội Rethink do UNESCO, UN-Habitat và Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp quốc (UNIDO) khởi xướng, với sự hỗ trợ của Tập đoàn SOVICO, nhằm hỗ trợ thành phố Hà Nội thực hiện tầm nhìn chiến lược trở thành Thành phố Sáng tạo ở lĩnh vực thiết kế, sử dụng di sản văn hóa cùng với sự tham gia của thế hệ trẻ Việt Nam – là yếu tố thiết yếu cho việc đổi mới, sáng tạo và thay đổi. 

Năm 2019, Hà Nội được UNESCO công nhận là Thành phố sáng tạo ở lĩnh vực thiết kế, lấy nguồn lực văn hóa và sáng tạo làm nền tảng cho quá trình phát triển đô thị một cách bền vững, hiện thực hóa tầm nhìn trở thành 1 trung tâm sáng tạo dẫn đầu Đông Nam Á.

Để hỗ trợ cam kết của thành phố, UNESCO thực hiện dự án "Hà Nội Rethink - Huy động nguồn lực văn hóa và sự tham gia của thanh niên hướng tới phát triển Hà Nội thành Kinh đô Sáng tạo" cùng với sự hợp tác của hai đối tác UNIDO và UN-Habitat.

Dự án hỗ trợ thành phố Hà Nội thực hiện tầm nhìn chiến lược trở thành Thành phố sáng tạo ở lĩnh vực thiết kế, sử dụng di sản văn hóa cùng với sự tham gia của thế hệ trẻ Việt Nam - yếu tố thiết yếu cho việc đổi mới, sáng tạo và thay đổi xã hội. Một trong ba mục đích chính chính của dự án là thúc đẩy tài năng sáng tạo trẻ Việt Nam để truyền cảm hứng và đóng góp cho sự phát triển mới của Hà Nội, với cái tên Kinh đô sáng tạo cùng ý tưởng và hành động mang tính đổi mới. 


                             TheoNhandan

Các tin khác


Tiếp sức chống dịch qua những chương trình nghệ thuật trực tuyến

20 giờ 30 phút tối 1/8, chương trình giao lưu nghệ thuật trực tuyến mang tên "Cháy lên” sẽ được phát online từ 5 điểm cầu: Nhà hát Kịch Việt Nam, Nhà hát Nghệ thuật đương đại Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam, Liên đoàn Xiếc Việt Nam, Nhà hát Ca - Múa - Nhạc Việt Nam.

Huyện Lạc Sơn: Bảo tồn hát dân ca Mường

(HBĐT) - Trải qua những thăng trầm lịch sử, hát dân ca là một phần quan trọng của văn hóa dân gian, loại hình diễn xướng dân ca, dân vũ, hoạt động văn hóa, văn nghệ do Nhân dân lao động sáng tạo ra, tự diễn xướng để phục vụ cho đời sống tinh thần của mình. Với người Mường Lạc Sơn, hát dân ca Mường, trong đó có di sản văn hóa phi vật thể hát Thường rang, bộ mẹng, hát đúp giao duyên là một trong những thể loại diễn ra nhiều nhất trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, nhất là dịp đám cưới, hội hè.

Sáng tác, tuyên truyền, cổ động về phòng, chống dịch Covid-19

(HBĐT) - Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã có Công văn số 345- CV/BTGTU, ngày 27/7/2021 về việc đẩy mạnh sáng tác, tuyên truyền, cổ động về phòng, chống dịch (PCD) Covid-19.

Huyện Lạc Sơn: Bảo tồn hát dân ca Mường

(HBĐT) - Trải qua những thăng trầm lịch sử, hát dân ca là một phần quan trọng của văn hóa dân gian, loại hình diễn xướng dân ca, dân vũ, hoạt động văn hóa, văn nghệ do Nhân dân lao động sáng tạo ra, tự diễn xướng để phục vụ cho đời sống tinh thần của mình. Với người Mường Lạc Sơn, hát dân ca Mường, trong đó có di sản văn hóa phi vật thể hát Thường rang, bộ mẹng, hát đúp giao duyên là một trong những thể loại diễn ra nhiều nhất trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, nhất là dịp đám cưới, hội hè.

Chương trình nghệ thuật trực tuyến cổ vũ tinh thần chống dịch

Tối 28/7, chương trình nghệ thuật trực tuyến "Tổ quốc trong tim” đã được tổ chức từ năm điểm cầu: Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam, Hà Nội; Quân khu bốn Nghệ An, Nhà hát Biển Xanh, Bình Thuận; TP Hồ Chí Minh; Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Paris (Pháp). Chương trình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo, Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, giao Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam thực hiện.

Khó khăn trong xây dựng cơ sở vật chất văn hóa ở xã Tân Minh

(HBĐT) - Cơ sở vật chất văn hóa là một trong những tiêu chí có vai trò quan trọng nhằm nâng cao mức hưởng thụ văn hóa, tinh thần cho người dân địa phương. Tuy nhiên, tiêu chí này được đánh giá là khó thực hiện, đặc biệt đối với các xã vùng cao như xã Tân Minh (Đà Bắc).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục