Thông tin từ Trung tâm Sản xuất phim truyền hình Việt Nam (VFC) ngày 16/1 cho biết: "Gặp nhau cuối năm - Táo quân 2022” được phát sóng vào 20 giờ đêm 30 Tết (tức ngày 31/1/2022).
Ngọc Hoàng (NSƯT Quốc Khánh) gây bất ngờ khi lần đầu tiên trổ tài đánh đàn tại "Táo quân”. Ảnh: TTXVN
Một phiên bản đầy đủ (uncut) sẽ được đăng tải trên các nền tảng số của Đài truyền hình Việt Nam như VTVGo, VTV Giải trí. Đặc biệt, một series Táo quân tiền truyện, hậu truyện (gồm 6 số) sẽ được ra mắt trên VTVgo bắt đầu từ ngày 27/1/2022, hứa hẹn mang lại nhiều góc nhìn vui nhộn và khác lạ về Táo quân 2022.
Chương trình "Gặp nhau cuối năm – Táo quân 2022” với nhiều điểm mới hứa hẹn tiếp tục là món ăn tinh thần hấp dẫn đối với khán giả truyền hình trong dịp Tết nguyên đán Nhâm Dần.
Theo đó, năm nay thiên đình có sự góp mặt của nhiều Táo như Kinh tế, Xã hội, Giao thông, Mạng, Giáo dục, Y tế, Nông nghiệp… Tuy nhiên, trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch COVID-19, việc báo cáo cũng được điều chỉnh theo quy định giãn cách, tránh tập trung đông người và không phải Táo nào cũng có cơ hội được vào chầu… Do vậy, các Táo đều tìm cách thay đổi cách thức chầu, tạo ra những bản báo cáo rất sáng tạo, có sự kết hợp giữa quá khứ và hiện tại để gây ấn tượng với Ngọc Hoàng.
Nhiều quy định phòng, chống dịch COVID-19 được đưa vào Táo quân 2022. Ảnh: TTXVN
Các Táo đều cố gắng thể hiện tài năng, "khoe” thành tích mà ngành mình đạt được, mặt khác cũng tìm cách lấp liếm, che giấu những tồn tại, thiếu sót của bản thân. Tuy nhiên, như thường lệ, bộ đôi Nam Tào – Bắc Đẩu, kẻ tung - người hứng, với sự hậu thuẫn của Ngọc Hoàng đã lần lượt chỉ ra những điểm yếu của các Táo – cũng chính là những vấn đề được nhắc đến nhiều xã hội trong suốt năm qua. Đó là những bức xúc lớn như sự trục lợi từ dịch bệnh, tham nhũng, hối lộ quan chức đến bất cập về giấy đi đường, quy định vùng dịch, bất ổn của thị trường chứng khoán, bất động sản, tiền điện tử…
Ảnh hưởng của dịch bệnh khiến xã hội online trong năm qua trở nên sôi động hơn cả. Có thể nói, những gì diễn ra trên thế giới ảo, trên mạng xã hội đã không còn "ảo" nữa mà gây tác động thật đối với xã hội. Chính vì vậy mà nhiều vấn đề, mặt trái của mạng xã hội cũng được đề cập trực diện, đặc biệt là nội dung xấu độc, nhưng trend (xu hướng) không lành mạnh mà Ngọc Hoàng coi là "rác mạng".
Năm nay thiên đình có sự góp mặt của nhiều Táo như Kinh tế, Xã hội, Giao thông, Mạng, Giáo dục, Y tế, Nông nghiệp… Ảnh: TTXVN
Vạch trần cái xấu, trừng trị thẳng tay những kẻ gây hại cho dân, nhưng Ngọc Hoàng cũng khẳng định nỗ lực đáng khen ngợi của các Táo trong suốt năm qua ở mọi ngành nghề, lĩnh vực đã vượt qua khó khăn, thách thức để từng bước kiểm soát dịch bệnh, phục hồi nền kinh tế, đảm bảo ổn định xã hội. Đồng thời, Ngọc Hoàng hy vọng các Táo tiếp tục đoàn kết, trên dưới đồng lòng để tạo ra sức mạnh to lớn. Ngọc Hoàng cũng yêu cầu các Táo có được tinh thần: Việc gì tốt cho dân, có lợi cho dân thì bắt tay vào làm luôn, không chần chừ, phải xử lý dứt điểm, triệt để những vấn đề còn tồn tại.
Âm nhạc tiếp tục là một điểm hấp dẫn của "Gặp nhau cuối năm - Táo quân 2022”. Rất nhiều ca khúc ở đa dạng thể loại đã được sử dụng một cách khéo léo, hợp lý đã giúp những màn báo cáo trở nên sinh động hơn. Nổi bật nhất có lẽ là màn báo cáo của Táo Mạng (Nghệ sỹ Nhân dân Tự Long) với sự kết hợp của âm nhạc hiện đại và truyền thống chắc chắn mang lại sự thú vị, thu hút cho người xem. Nghệ sỹ Ưu tú Quốc Khánh cũng gây bất ngờ khi lần đầu tiên tại "Táo quân” - Ngọc Hoàng trổ tài đánh đàn. Nghệ sỹ Ưu tú Quang Thắng và nghệ sỹ Vân Dung có màn hát kết hợp vũ đạo ‘ngoáy mũi’ duyên dáng và ấn tượng.
NSƯT Quang Thắng và nghệ sỹ Vân Dung có màn hát kết hợp vũ đạo ‘ngoáy mũi’ duyên dáng và ấn tượng. Ảnh: TTXVN
Có thể nói, trong một năm đầy khó khăn vì dịch bệnh, "Gặp nhau cuối năm – Táo quân 2022” vẫn giữ được những nét châm biếm, đả kích, nhưng bao trùm lên vẫn là thông điệp tích cực, lạc quan, niềm tin vào nhiều điều tốt đẹp sẽ lan tỏa trong xã hội...
Theo báo Tin tức
(HBĐT) - Gia đình là hạt nhân, tế bào của xã hội; nơi duy trì nòi giống; môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng, giáo dục nhân cách con người và lưu giữ, trao truyền các giá trị văn hoá của dân tộc; là nền tảng xây dựng xã hội hạnh phúc. Nhiều năm nay, cấp ủy, chính quyền và các ban, ngành, địa phương đã cụ thể hóa, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước triển khai có hiệu quả các đề án, kế hoạch phát triển gia đình, chăm lo, vun đắp xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc. Từ đó góp phần xây dựng một xã hội ngày càng tốt đẹp.
(HBĐT) - Ngày 11/1, Sở VH-TT&DL tổ chức hội nghị tổng kết công tác văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị.
Tối 9/1, đêm chung kết Cuộc thi Tài năng âm nhạc Việt 2021 mùa đầu tiên đã diễn ra tại Hà Nội, là cuộc thi âm nhạc uy tín, nhằm tìm kiếm các tài năng âm nhạc ở các dòng nhạc: Dân ca-cách mạng-trữ tình, bolero và nhạc trẻ để phục vụ cho các chương trình ca nhạc chất lượng cao của Đài tiếng nói Việt Nam VOV, Đài truyền hình kỹ thuật số VTC.
(HBĐT) - Mới đây, Hội LHPN xã Lạc Thịnh (Yên Thủy) đã tổ chức ra mắt câu lạc bộ (CLB) "Bảo tồn, gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc” xóm Trác nhằm góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường.
(HBĐT) - Cách đây đúng 80 năm, trên báo Việt Nam độc lập (số báo 114) vào đúng dịp Tết Dương lịch, ngày 1/1/1942, lần đầu tiên Bác đăng thơ tặng đồng bào cả nước: "Chúc đồng bào ta đoàn kết mau! Chúc Việt Minh ta càng tấn tới...”.
(HBĐT) - Nhân dịp kỷ niệm 72 năm ngày truyền thống học sinh, sinh viên (HS, SV) và thành lập Hội Sinh viên Việt Nam (9/1/1950 - 9/1/2022), sáng 7/1, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn tổ chức lễ phát động cuộc thi Online "Vũ khúc sân trường” và tuyên dương các danh hiệu "Sinh viên 5 tốt”, "Tập thể sinh viên 5 tốt”, "Học sinh 3 rèn luyện”, "Học sinh 3 tốt” năm học 2020 - 2021.