(HBĐT) - Những ngày Tết Nguyên đán Nhâm Dần, chúng tôi có dịp về thăm phổ cổ Hà Nội. Đón Tết ở phố cổ bao giờ cũng là niềm say mê, háo hức của không chỉ người Hà Nội, bởi nơi đây có những nét riêng ai đi xa cũng nhớ, ai chưa đến cũng muốn một lần ghé qua.


Ngôi nhà cổ đan xen với những ngôi nhà kiến trúc hiện đại tại phố Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội). 

Nằm ở phía bắc và tây của quận Hoàn Kiếm, phố cổ Hà Nội là nơi tập trung của 36 phố phường theo cách gọi của người xưa như: Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Bông, Hàng Gai, Hàng Chiếu, Hàng Tre, Hàng Đường, Hàng Bạc, Hàng Buồm, Hàng Trống, Hàng Mành... Khu phố cổ được bảo tồn và gìn giữ ngày nay là một hình ảnh thu nhỏ của Hà Nội 36 phố phường xưa. Đến thăm phố cổ chúng ta phần nào hiểu thêm về nét đẹp văn hóa, kinh tế, xã hội và con người Thăng Long Hà Nội xưa cũ.

Trong tiết trời lạnh giá, mưa xuân lất phất bay, ngồi nhâm nhi chén trà nóng ở quán cóc vỉa hè, chúng tôi được các cụ già nơi đây kể về phố cổ xưa và nay. Nét đặc trưng nhất của khu phố cổ chính là các phố nghề. Từ các làng nghề quanh thành Thăng Long xưa, các thợ thủ công nổi tiếng của Hà Nội tụ tập về đây theo từng khu vực làm nghề cùng nhau tạo nên các khu phố nghề truyền thống. Các phố nghề nổi tiếng của Hà Nội 36 phố phường xưa bao gồm: Phố Hàng Bông chuyên bán mền, chăn đệm bật bông; phố Hàng Bạc chuyên gia công, buôn bán vàng bạc trang sức; phố Hàng Đào chuyên bán vải vóc các loại; phố Hàng Mã chuyên buôn bán đồ vàng mã, đồ thờ cúng, đồ trang trí, đồ chơi các dịp trung thu, giáng sinh; phố Hàng Quạt chuyên bán đồ thờ; phố Hàng Buồm bán bánh kẹo, mứt tết; phố Hàng Thiếc chuyên gia công kim loại, đúc thiếc, sắt tây thành các đồ gia dụng…

Phố cổ Hà Nội đã thay đổi nhiều so với trước đây, còn ít ngôi nhà cổ nằm đan xen với những ngôi nhà có kiến trúc hiện đại, nhưng vẫn còn đó  bản sắc riêng, không khí rất riêng vào những ngày giáp Tết mà không nơi nào có được. Nằm trong khu phố cổ, phố Hàng Mã là khu phố đông đúc và rực rỡ nhất trong 36 phố phường cổ kính ở Hà Nội. Nổi tiếng với nghề thủ công truyền thống làm đồ vàng mã để dùng trong việc cúng lễ và đồ trang trí bằng giấy, nơi đây được coi là thiên đường của các mặt hàng truyền thống mang đậm dấu ấn dân gian xưa. Đến thăm phố Hàng Mã vào mỗi dịp lễ tết, chúng ta sẽ thấy nơi đây như khoác lên mình chiếc áo đầy màu sắc. Nếu như vào mỗi dịp tết Trung thu, các cửa hàng bày bán những mặt hàng đặc trưng như lồng đèn, bóng bay, đèn ông sao, mặt nạ, đầu lân, trống… thì đến dịp Tết Nguyên Đán, cả phố lại tràn ngập sắc màu rực rỡ của các loài hoa, của câu đối đỏ và cả những đồ dùng nhỏ nhỏ xinh xinh để trang trí nhà cửa dịp năm mới. 

Tết ở phố cổ cũng bắt đầu báo hiệu từ khi xuất hiện những quầy bán tranh Tết trên phố Hàng Bồ. Ở đây bày biện đủ các loại tranh như Đông Hồ gà, lợn, nét tươi trong tranh Hàng Trống mang đậm nét dân gian đặc trưng của một dân tộc văn hóa. Hình ảnh những ông đồ mặc áo the, đầu chít khăn khiến phố Hàng Bồ khác hẳn thường ngày. Hòa lẫn với mùi mực, giấy mới là thứ mùi hương thơm ngát của hương thẻ, hương trầm, hương vòng, hòa quyện với mùi nến thơm. Tiếp đó, người dân phố cổ vẫn duy trì thói quen mua sắm đồ trang trí nhà cửa tại phố Hàng Đào, rồi xuống vườn hoa Nhật Tân chọn mua cành đào đẹp, trang trí ở khoảng sân giếng trời và một cây quất để trong phòng khách. Đặc biệt, trên ban thờ không thể thiếu một cành đào nhỏ. 

Trong các câu chuyện của những người dân phố cổ, "vị Tết” nơi đây có những nét rất riêng khiến ai đi xa cũng nhớ, ai chưa đến một lần cũng muốn ghé qua. 

Ngày nay, mặc dù Tết ở phố cổ không thể giữ được hết những nét đa dạng, phong phú khi xưa nhưng dư vị Tết nơi phố cổ thì còn mãi. Năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên các hoạt động chào mừng Tết Nguyên đán không được nhộn nhịp, náo nhiệt như xưa. Tết có phần tĩnh lặng hơn, nhưng không khí Tết hiện diện trong từng căn nhà, góc phố nơi đây.

 Linh Trang

Các tin khác


Kỷ niệm 20 năm chương trình tiếng dân tộc lên sóng truyền hình quốc gia

Từ những bước đi ban đầu còn bỡ ngỡ, khó khăn, xây dựng một kênh sóng đặc thù riêng biệt, tới nay, kênh truyền hình tiếng dân tộc VTV5 lớn mạnh với 3 kênh sóng độc lập, đã và đang trở thành người bạn gắn bó với khán giả và đồng bào dân tộc thiểu số.

Du xuân chợ Viềng, Phủ Dầy đầu năm

Những ngày đầu xuân năm mới Nhâm Dần 2022, người dân Nam Định và một số vùng lân cận đến Quần thể di tích lịch sử, văn hóa Phủ Dầy (huyện Vụ Bản) du xuân và cầu may mắn, bình an. Cũng như năm trước, chợ Viềng không họp để phòng, chống dịch Covid-19, nên lượng khách thưa vắng hơn.

Lễ hội Mường Động năm 2022

(HBĐT) - Sáng 8/2, tại khu vực chùa Động, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi), UBND xã Vĩnh Đồng tổ chức lễ hội Mường Động năm 2022. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, lễ hội chỉ tiến hành phần lễ với sự tham gia của trên 200 người dân sinh sống trên địa bàn xã Vĩnh Đồng và một số xã lân cận. 

Lễ hội Khai hạ Mường Bi năm 2022

(HBĐT) - Ngày 8/2 (tức mùng 8 tháng Giêng), xã Phong Phú (Tân Lạc) tổ chức Lễ hội Khai hạ Mường Bi năm 2022. Đến dự có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Tân Lạc cùng đông đảo bà con nhân dân các dân tộc trong xã.

Ngày hội "Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc" sẽ diễn ra ngày 12 - 13/2

Thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 7/2 cho biết: Ngày hội "Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” sẽ diễn ra tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam vào ngày 12-13/2.

Phim Tết 2022: Phim Việt nổi chìm trên bảng xếp hạng doanh thu

Tổng kết một tuần phim Tết, phim Việt có năm tác phẩm với hai số phận trái ngược, các phim ngoại cũng không tạo ra ấn tượng nào về doanh thu vì nhiều yếu tố bất lợi liên quan đến dịch bệnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục