Những ngày đầu xuân năm mới Nhâm Dần 2022, người dân Nam Định và một số vùng lân cận đến Quần thể di tích lịch sử, văn hóa Phủ Dầy (huyện Vụ Bản) du xuân và cầu may mắn, bình an. Cũng như năm trước, chợ Viềng không họp để phòng, chống dịch Covid-19, nên lượng khách thưa vắng hơn.


Hầu hết người dân đến du xuân, lễ phủ đều tuân thủ nghiêm việc đeo khẩu trang phòng Covid-19.

Đi chợ Viềng, lễ Phủ Dầy dịp đầu xuân từ lâu đã trở thành thói quen của nhiều người dân trong và ngoài tỉnh Nam Định. Tuy nhiên trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, UBND tỉnh đã quyết định không tổ chức các lễ hội trên địa bàn, trong đó có Lễ hội chợ Viềng (hay thường gọi là "Viềng Phủ”) ở huyện Vụ Bản. 

Du xuân chợ Viềng, Phủ Dầy đầu năm -0
 Nếu như những năm trước, từ chiều mùng 7 âm lịch lối vào Phủ Tiên Hương đã ken đặc người, thì năm nay vẫn khá thông thoáng.

Thay vì được tổ chức trên khu đất trải rộng trên 3 xã, thị trấn của huyện và luôn ken đặc người mỗi đêm mùng 7 và ngày mùng 8 Tết, năm nay hình ảnh chợ Viềng chỉ còn ở khu vực quanh các phủ, đền ở xã Kim Thái, với một số sản phẩm đặc trưng của chợ như cây cảnh, đơm đó, nông cụ… được các hộ dân địa phương bày bán trước nhà.

Du xuân chợ Viềng, Phủ Dầy đầu năm -0
Chợ Viềng không họp trên phạm vi rộng, nhưng một số sản phẩm đặc trưng, nhất là cây cảnh vẫn được các hộ dân địa phương bày bán.

Theo ghi nhận của phóng viên, từ chiều 7/2, nhiều người dân Nam Định và du khách ngoài tỉnh (chủ yếu từ Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình) đã kéo về du xuân, lễ phủ. Chọn mua một cây cảnh nhỏ ở gần Phủ Tiên Hương, anh Phạm Văn Cương, du khách Hà Nam cho biết: "Tôi đã nghe tin không họp chợ Viềng, nhưng vẫn muốn đi chơi xuân, "mua may, bán rủi” ở đây như thói quen từ lâu nay để cầu cho cả nhà một năm mới bình an, may mắn”.

Du xuân chợ Viềng, Phủ Dầy đầu năm -0
 Người đến du xuân vẫn giữ thói quen "mua may, bán rủi” dịp đầu năm.

Chủ tịch UBND xã Kim Thái Trần Khắc Thiềng cho biết, với đặc thù là địa bàn có cả chợ Viềng lẫn Quần thể di tích Phủ Dầy, xã đã in hơn 500 pa-nô, áp-phích nhằm tăng cường tuyên truyền về công tác phòng dịch Covid-19 tại các đền, phủ, chùa, lăng; đồng thời duy trì hơn 20 chốt kiểm soát an ninh, trật tự và triển khai các hoạt động phòng, chống dịch.

Trong Phủ Tiên Hương, người kéo về mỗi lúc một đông từ chiều đến đêm, bất chấp thời tiết mưa lạnh. Bà Trần Thị Huệ, Thủ nhang Phủ Tiên Hương cho biết, năm trước, Phủ phải đóng cửa tới 9 tháng vì ảnh hưởng của dịch Covid-19. Để đón du khách những ngày đầu năm Nhâm Dần, Phủ vẫn duy trì các bàn sát khuẩn, lập rào xếp hàng, tránh tập trung quá đông người ở khu vực cung cấm, và phát loa tuyên truyền để du khách nâng cao ý thức phòng dịch.

Du xuân chợ Viềng, Phủ Dầy đầu năm -0
Trong Phủ Tiên Hương, khu vực cung cấm được lập rào xếp hàng để tránh việc tụ tập quá đông người. 

Hằng năm, cứ vào dịp đêm mùng 7, ngày mùng 8 âm lịch, huyện Vụ Bản đón khoảng hơn 300.000 lượt khách du xuân chợ Viềng, đi lễ Phủ Dầy. 2 năm gần đây, lượng khách thưa hơn nhiều khi chợ không họp vì ảnh hưởng của Covid-19. "Cầu mong năm mới dịch bệnh tiêu tan để mỗi dịp ra Giêng, Vụ Bản lại được đón du khách đông vui như trước”, một người dân địa phương bày tỏ. 

Theo Báo Nhân Dân


Các tin khác


Tổ chức Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2022

Chương trình Ngày hội "Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2022, do Ban quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tại không gian của Làng Văn hóa trong 2 ngày 12 và 13-2.

Chương trình “Vang mãi hào khí Tây Sơn” kỷ niệm 233 năm chiến thắng Ngọc Hồi- Đống Đa

Tối 5/2 (mùng 5 Tết Nhâm Dần), Ban tổ chức Kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình sân khấu hóa với chủ đề "Vang mãi hào khí Tây Sơn” tại khu vực trước Nhà hát Thành phố nhân kỷ niệm 233 năm chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa lịch sử (1789–2022).

Ninh Bình: Khai mạc Lễ hội chùa Bái Đính năm 2022

Ngày 6/2 (tức ngày 6 tháng Giêng năm Nhâm Dần 2022), tại xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Bình tổ chức khai mạc Lễ hội chùa Bái Đính.

Dâng hương tưởng niệm vua Quang Trung - Nguyễn Huệ

Kỷ niệm 233 năm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789-2022), sáng 5/2 (tức mùng 5 Tết Nguyên đán), TP Hà Nội tổ chức dâng hương tại Tượng đài vua Quang Trung - Nguyễn Huệ và Đền thờ vua Quang Trung tại Di tích quốc gia đặc biệt Gò Đống Đa (quận Đống Đa, Hà Nội).

Tết Việt truyền thống thích ứng với tình hình mới

Từ lâu nay, mọi người thường coi trọng việc giữ gìn văn hóa truyền thống Tết Nguyên đán để con cháu cùng hướng về nguồn cội, để hiểu hơn về phong tục tập quán của cha ông và hơn cả để nét đẹp đó sống mãi trong đời sống tinh thần người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục