(HBĐT) - Trên địa bàn huyện Lạc Thuỷ có 2 tôn giáo đang hoạt động là Công giáo và Phật giáo với 15.215 tín đồ, chiếm 24,9% dân số toàn huyện. Công giáo có 2 giáo xứ, 18 giáo họ, 5 linh mục, 17 tu sỹ, 42 chức việc, 6.925 tín đồ thuộc giáo xứ Khoan Dụ - xã Khoan Dụ và giáo xứ Đồng Danh - xã Phú Thành. Về Phật giáo, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo huyện hoạt động theo 36 tổ đạo tràng với 8.290 tín đồ.


Đền Trình thuộc xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) hoạt động theo quy định của pháp luật, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của Nhân dân.

Trực tiếp quản lý 10/13 cơ sở tín ngưỡng, UBND xã Phú Nghĩa tập trung chỉ đạo các ngành, đoàn thể quan tâm và phối hợp, hướng dẫn Nhân dân tham gia hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo thực hiện tốt quy định của pháp luật. Theo đồng chí Màu Đăng Ưng, Phó Chủ tịch UBND xã, hàng năm diễn ra một số hoạt động lễ hội tại cơ sở tín ngưỡng, như lễ hội đình Thượng vào ngày 8 - 10/11 âm lịch, lễ hội đình Đồi Quán vào mồng 9 - 10 tháng Giêng. Lớn nhất là lễ hội chùa Tiên, kéo dài từ mồng 4 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch. Riêng 2 điểm đền Trình và đền Mẫu mở cửa đón khách quanh năm. Tuy nhiên, do diễn biến dịch Covid-19 phức tạp nên 2 năm 2021 - 2022, các cơ sở tín ngưỡng này không tổ chức mở hội mà chỉ trang trí nội tự để Nhân dân đến dâng hương vào những ngày hội, ngày cúng tuần hàng tháng. Đồng thời, thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống cháy nổ, phòng chống dịch (PCD) Covid-19. 

Những năm qua, để tăng cường công tác quản lý hoạt động tín ngưỡng, Ban Thường vụ Huyện uỷ, UBND huyện đã ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai Luật Tín ngưỡng, tôn giáo; Nghị định số 162/2017/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của cấp có thẩm quyền về tín ngưỡng, tôn giáo một cách đồng bộ, kịp thời. Các cấp chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội tích cực tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo đến các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức, chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo và Nhân dân trên địa bàn. UBND huyện ban hành nhiều văn bản hướng dẫn phòng, chống dịch trong các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, hướng dẫn quản lý trong các dịp lễ hội. Chỉ đạo quản lý, chấn chỉnh một số hoạt động tín ngưỡng. Mặt khác, tạo điều kiện và giải quyết cơ bản các đề nghị, kiến nghị, nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của các tổ chức, cá nhân tôn giáo theo đúng quy định của pháp luật, như tổ chức các ngày lễ trọng tôn giáo lễ Phật đản của Phật giáo, lễ Noel của Công giáo; thăm hỏi, tặng quà, gặp mặt các chức sắc, nhà tu hành nhân dịp lễ trọng.

Thực hiện các văn bản chỉ đạo của T.Ư, của tỉnh về PCD Covid-19, cấp uỷ, chính quyền đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, các chức sắc tôn giáo tổ chức hoạt động tôn giáo dưới hình thức đơn giản, không tổ chức nghi lễ đông người, thực hiện nghiêm các biện pháp PCD đã được khuyến cáo. Công tác nắm tình hình, đấu tranh với các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trái pháp luật được tăng cường. Cấp uỷ, chính quyền cũng thường xuyên gặp mặt, thăm hỏi các chức sắc, chức việc, người có uy tín trong tôn giáo, các tín đồ tôn giáo. Đảm bảo an ninh trật tự trong các ngày lễ, Tết, sự kiện chính trị của đất nước, địa phương, các ngày lễ trọng tôn giáo.

Đồng chí Nguyễn Ngọc Vân, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Nhằm giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá, giá trị đạo đức dân tộc, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Nhân dân, bảo đảm các hoạt động tôn giáo diễn ra bình thường, ngăn chặn sự xâm lấn của các trào lưu tôn giáo cực đoan, phản động lợi dụng, huyện chú trọng công tác tập huấn, triển khai các văn bản liên quan đến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đa dạng hoá hình thức tuyên truyền, vận động các tín đồ nêu cao tinh thần cảnh giác, đấu tranh làm thất bại âm mưu lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch chống phá cách mạng, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Hiện nay, tình hình tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn cơ bản ổn định, tuân thủ pháp luật, thực hiện đúng phương châm hành đạo gắn bó, đồng hành với dân tộc. Trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các tổ chức tôn giáo chấp hành nghiêm các biện pháp PCD. Hoạt động nghi lễ tôn giáo dưới hình thức đơn giản, tín đồ chủ yếu cầu nguyện tại nhà. Các chức sắc, chức việc thường xuyên tuyên truyền, vận động tín đồ tôn giáo sống "tốt đời, đẹp đạo”, hăng hái thi đua lao động sản xuất, phát triển KT-XH, giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội ở địa phương.   


Bùi Minh

Các tin khác


Khai mạc Triển lãm "Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam - viết tiếp những ước mơ"

Sáng 9/3, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức khai mạc Triển lãm "Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam - viết tiếp những ước mơ”; phát động nhắn tin ủng hộ Chương trình "Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”.

Sơ lược tìm hiểu về Mo Mường: Bài 2 - Giá trị mo Mường

(HBĐT) - Mo Mường là một sáng tạo vĩ đại của người Mường. Mo Mường tích tụ trong nó gần như toàn bộ những giá trị hợp thành văn hoá Mường: lịch sử, văn học, xã hội, nghệ thuật, tín ngưỡng, sinh hoạt..., là di sản văn hóa trong đó phản ánh rõ thế giới quan, nhân sinh quan của người Mường rất cần được trân trọng, bảo tồn, lưu giữ cho đời sau. Có ai đó nói rằng mo Mường là cuốn bách khoa thư dân gian về người Mường còn chưa được nghiên cứu, hiểu biết thấu đáo, đầy đủ.

Đặc sắc văn hóa Mường Thàng

(HBĐT) - Huyện Cao Phong được biết đến với địa danh Mường Thàng - 1 trong 4 vùng Mường cổ lớn của tỉnh. Cùng với thời gian, những bản sắc văn hóa độc đáo của vùng Mường Thàng luôn được người dân nơi đây gìn giữ, phát huy, trở thành niềm tự hào chung của các thế hệ.

Sơ lược tìm hiểu về Mo Mường: Bài 1 - Nhận diện Mo Mường

(HBĐT) - Hiện nay, được sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ, công tác xây dựng hồ sơ mo Mường đệ trình UNESCO ghi danh vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể bảo vệ khẩn cấp đang được tiến hành khẩn trương. Để mọi người cùng tìm hiểu về mo Mường, ý nghĩa đời sống, giá trị nhân văn và di sản, Báo Hòa Bình trân trọng giới thiệu loạt bài tìm hiểu về mo Mường.

Hướng dẫn tổ chức các hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke trong điều kiện bình thường mới

(HBĐT) - Ngày 4/3, Sở VH-TT&DL ban hành Công văn số 374 về việc hướng dẫn tổ chức các hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke trong điều kiện bình thường mới.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật đồng bằng sông Cửu Long

Chiều 3/3, tại TP Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (Bộ Quốc phòng) và Thành ủy Cần Thơ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục