(HBĐT) - Để thực hiện phòng, chống dịch Covid-19, lễ hội đình Khênh, xã Văn Sơn (Lạc Sơn) năm nay tạm dừng hoạt động liên quan đến phần hội. Các nghi lễ thờ cúng vẫn diễn ra trang trọng, đầy đủ, đáp ứng nhu cầu tinh thần của cộng đồng dân tộc Mường trên địa bàn.


Nghi lễ ban lúa lộc cho dân làng tại lễ hội đình Khênh,xã Văn Sơn (Lạc Sơn) xuân Nhâm Dần 2022.

Được phục dựng từ năm 2018, đây là lễ hội truyền thống tín ngưỡng dân gian gắn liền với đình Khênh nằm dưới chân núi Khụ Khênh. Lễ hội thường tổ chức vào ngày 12, 13 tháng Giêng theo lịch Mường (tức ngày 13, 14 tháng Giêng âm lịch). Truyền thuyết kể rằng, xưa kia, khi giặc Ngô đến xâm lược xứ Mường, ông Chưởng Tín, bà Triệu Ân đã lấy núi Khụ Khênh làm căn cứ chiêu binh Mường, huấn luyện quân sĩ, đem quân đi đánh tan giặc Ngô, giết chết tướng giặc. Hai vị chặt đầu tướng giặc đem về Khụ Khênh tế trời, đất. Về sau, các vị hóa ở Khụ Khênh. Người dân Mường tưởng nhớ công ơn các vị nên đã lập đình để khói hương thờ phụng.

Đình Khênh còn là nơi thờ các vị đã hóa thần thánh phù trợ cho dân Mường. Các cụ xưa kể lại: ông Hiển, ông Hiệu là hai anh em ruột. Ông Hiển là chức sắc chuyên đi thu thuế trong dân. Một hôm, ông mang tiền thuế xuống Tổng nộp, ông Hiệu ở nhà lên đồi Mòi để chọi gà rừng, không may bị hổ vồ, tha đi mất. Vì quá thương em, ông Hiển đã rút dao tự đâm vào cổ mà chết theo em tại ruộng Nà Khồi trên đồng cỏ lội, trước làng Đồi. Cảm kích trước tình anh em yêu thương nhau hết mực của ông Hiển, ông Hiệu và cho rằng hai ông sống khôn, chết thành ma thiêng phù hộ cho dân Mường, nên dân Mường Khênh đã tôn làm thành hoàng và cho thờ trong đình Khênh. Vào một ngày trước khi hội chính, dân Mường Khênh cho kiệu ra tận ruộng Nà Khồi cúng rước hai anh em ông Hiển, ông Hiệu về dự hội đình.

Đồng chí Bùi Văn Nên, Phó Chủ tịch UBND xã Văn Sơn cho biết: Trải qua thời kỳ chiến tranh và những năm điều kiện kinh tế khó khăn, lễ hội đình Khênh không được tổ chức, đứng trước nguy cơ mai một. Những năm gần đây, lễ hội được quan tâm khôi phục, tạo nguồn động viên, khích lệ Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân địa phương tham gia bảo tồn, phát huy những giá trị bản sắc văn hóa vật thể và phi vật thể, bảo vệ giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn.

Những người dân đất Mường ở xã Văn Sơn luôn thành tâm tưởng nhớ, tỏ lòng biết ơn các vị tiền nhân phù trợ cho dân làng có cuộc sống yên lành. Trong lễ hội đình vào những năm trước, bên cạnh tái hiện nghi lễ tâm linh, các tích phả, cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa màng tốt tươi, mọi người khỏe mạnh, Nhân dân tham gia sôi nổi các hoạt động vui hội cùng các trò chơi dân gian truyền thống của người Mường như đánh mảng, kéo co, đẩy gậy, ném còn. Lễ hội đình Khênh dịp xuân Nhâm Dần 2022 được tổ chức đúng mục đích, nội dung, giá trị văn hóa, lịch sử và đảm bảo an toàn phòng, chống dịch, tuân thủ quy định "5K" như khử khuẩn, đeo khẩu trang, đo thân nhiệt, khai báo y tế và hạn chế số lượng người tham gia. Đặc biệt, Ban tổ chức tiến hành nghi lễ ban lúa lộc đầu xuân mang ý nghĩa nhân văn, thỏa mong muốn một năm mới nhiều may mắn, tài lộc, phú quý đến với mọi người, mọi nhà.


Bùi Minh

 


Các tin khác


Sơ lược tìm hiểu về Mo Mường: Bài 1 - Nhận diện Mo Mường

(HBĐT) - Hiện nay, được sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ, công tác xây dựng hồ sơ mo Mường đệ trình UNESCO ghi danh vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể bảo vệ khẩn cấp đang được tiến hành khẩn trương. Để mọi người cùng tìm hiểu về mo Mường, ý nghĩa đời sống, giá trị nhân văn và di sản, Báo Hòa Bình trân trọng giới thiệu loạt bài tìm hiểu về mo Mường.

Hướng dẫn tổ chức các hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke trong điều kiện bình thường mới

(HBĐT) - Ngày 4/3, Sở VH-TT&DL ban hành Công văn số 374 về việc hướng dẫn tổ chức các hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke trong điều kiện bình thường mới.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật đồng bằng sông Cửu Long

Chiều 3/3, tại TP Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (Bộ Quốc phòng) và Thành ủy Cần Thơ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Phụ nữ Hòa Bình hưởng ứng “Tuần lễ áo dài” năm 2022 từ ngày 1 - 8/3

(HBĐT) - Thực hiện văn bản số 6759/ ĐCT-TG, ngày 17/2/2022 của Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam về việc thực hiện các hoạt động chào mừng Đại hội đại biểu Hội LHPN toàn quốc lần thứ XIII, ngày 22/2, BTV Hội LHPN tỉnh ban hành Công văn số 118/BTV-TG gửi Hội LHPN các huyện, thành phố, Hội Phụ nữ Công an tỉnh, Bộ CHQS tỉnh, Ban Tuyên giáo nữ công LĐLĐ tỉnh về việc tổ chức các hoạt động chào mừng.

Giữ mạch nguồn cho dòng chảy thi ca

(HBĐT) - Đến hẹn lại lên, vào dịp rằm tháng Giêng - Ngày thơ Việt Nam, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh lại tổ chức buổi gặp gỡ, giao lưu để các hội viên cùng hát, đọc cho nhau nghe những sáng tác của mình. Ngày thơ năm nay cũng vậy. Dẫu được tổ chức trong quy mô nhỏ, với sự góp mặt của gần 20 văn, nghệ sĩ nhưng cũng đủ để say, để mơ cùng những vần thơ, điệu nhạc.

Tận hưởng sắc hoa ban của núi rừng Tây Bắc

(HBĐT) - Hoa ban là loài hoa đặc trưng của núi rừng Tây Bắc, sắc hoa tím nhẹ nhàng, trắng tinh khôi, dịu dàng đem lại cảm giác nhẹ thư thái. Từ tháng 2 - 3 là thời điểm hoa ban đẹp nhất. Những chùm hoa ban trắng xòe cánh tinh khôi hay hồng tím nhẹ nhàng khoe vẻ đẹp thanh tao làm đắm say lòng người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục