(HBĐT) - Sáng 23/3, UBND huyện Lương Sơn tổ chức lễ khởi công xây dựng đình Cời, xã Tân Vinh. 


Các đồng chí lãnh đạo huyện Lương Sơn và xã Tân Vinh động thổ khởi công tôn tạo di tích đình Cời.

Đình Cời được khởi dựng từ rất lâu đời. Năm 2013 đình được UBND tỉnh công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Theo tài liệu lịch sử để lại, hiện có 8 bản sắc phong cổ về đình Cời đang được lưu giữ đều là các sắc phong của triều Nguyễn, sắc sớm nhất là sắc niên hiệu Duy Tân năm thứ 3 (năm 1909), sắc muộn nhất là sắc niên hiệu Khải Định năm thứ 9 (năm 1924). Đình Cời thờ Tam vị Tản Viên Sơn Thánh và Đức Chúa Bà cai quản rừng núi hay còn gọi là Bà Chúa Thượng ngàn, đồng thời là điểm đến tâm linh để nhân dân thể hiện sự tôn kính, ghi nhớ những người có công lập bản, lập Mường, bảo vệ nhân dân khỏi thiên tai, địch họa và hướng dẫn con người lao động sản xuất.

Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích đình Cời, HĐND, UBND huyện Lương Sơn đã quyết định đầu tư, tu bổ, tôn tạo di tích đình Cời với tổng mức đầu tư 59,79 tỷ đồng từ  guồn ngân sách Nhà nước và nguồn xã hội hoá. Trong đó, ngân sách Nhà nước 14,99 tỷ đồng, chiếm 25,07%; nguồn xã hội hoá 44,8 tỷ đồng, chiếm 74,93%.

Đình Cời được tu bổ, tôn tạo trên diện tích đất của ngôi đình cũ và một phần mở rộng nằm trong khuôn viên trụ sở UBND xã Tân Vinh, với tổng diện tích khoảng 10.200 m2, được xây dựng theo lối kiến trúc "nội công ngoại quốc”, gồm các hạng mục: Nghi môn ngoại (kiểu tứ trụ), nghi môn nội (kiểu tam quan); tả vu; hữu vu, phương đình, đại bái + hậu cung và tiểu phương đình. Kết cấu chính là gỗ và đá.

Đến nay, ngoài phần ngân sách Nhà nước, huyện đã kêu gọi được 3 nhà tài trợ chính ủng hộ được khoảng 44 tỷ đồng. Cụ thể: Thầy Thích Đạo Thịnh, trụ trì chùa Khai Nguyên tài trợ xây dựng nhà đại bái khoảng 18 tỷ đồng; Công ty CP phát triển đô thị An Thịnh tài trợ xây dựng nhà tả vu, hữu vu…., tổng mức tài trợ khoảng 14 tỷ đồng; bà Nguyễn Thị Mai Liên, địa chỉ tại 24 Kiến Hưng, quận Hà Đông (Hà Nội) tài trợ phần vật liệu xây dựng đình khoảng 12,8 tỷ đồng.

Dự kiến, công trình được xây dựng và hoàn thành trong khoảng 24 tháng.


Thanh Hoàn
(Trung tâm VH-TT&TT huyện Lương Sơn)

Các tin khác


Chấn chỉnh những hiện tượng phản cảm không phù hợp với văn hóa truyền thống

Thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 18/3 cho biết: Vụ trưởng Vụ Văn hóa Dân tộc Nguyễn Thị Hải Nhung đã ký văn bản số 861/BVHTTDL-VHDT gửi tới Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch; Sở Văn hóa và Thể thao; Sở Du lịch đề nghị chấn chỉnh những hiện tượng phản cảm không phù hợp với văn hóa truyền thống.

Sơ lược tìm hiểu về mo sử thi “Đẻ đất, đẻ nước”

(HBĐT) - Đẻ đất, đẻ nước (ĐĐ, ĐN) là tên gọi chung phổ biến cho tập hợp của nhiều cát, roóng (chương) mo kể về tích đẻ đất, đẻ ra con người và muôn loài được dân gian Mường thể hiện theo dạng những bài văn vần chức năng, truyền miệng, diễn xướng mang tính nghi lễ kể chuyện trong những ngày tang lễ. T

Giữ lửa nhà sàn người Mường

(HBĐT) - Dù bao năm tháng trôi qua, tôi vẫn nhớ hơi ấm của bếp lửa nhà sàn dân tộc Mường. Hơi ấm ấy giống như hơi ấm của tuổi thơ trong vòng tay mẹ; hơi ấm của bắp ngô, củ khoai nướng bữa chiều đông; hơi ấm của hơi thở, của sức sống cộng đồng, của văn hóa Mường Hòa Bình…

Văn hóa đọc là bệ đỡ, xuất bản điện tử là mũi nhọn đột phá

Năm 2021, do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, ngành xuất bản phải đối mặt với nhiều khó khăn khi hoạt động bị gián đoạn, thị trường sụt giảm, nguyên vật liệu tăng giá, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao và kinh phí, dẫn đến đầu tư cơ sở vật chất còn hạn chế... Tuy vậy, với trọng tâm là hỗ trợ, thúc đẩy mạnh mẽ cho sự phát triển của văn hóa đọc và tăng cường ứng dụng công nghệ số, toàn ngành đã nỗ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ, có tổng doanh thu và lợi nhuận tăng so với năm 2020.

Huyện Yên Thuỷ cho phép mở lại một số hoạt động dịch vụ, văn hoá thể thao

(HBĐT) - Chủ tịch UBND huyện Yên Thuỷ vừa ký ban hành Văn bản số 223 /UBND-VHTT, ngày 15/3/2022 về việc hướng dẫn tổ chức các hoạt động  kinh doanh dịch vụ karaoke, giải thi đấu thể thao trong điều kiện bình thường mới.

Ấn tượng hàng rào đá ở xóm Chà Đáy

(HBĐT) - Ông Sùng A Si, Trưởng xóm Chà Đáy chia sẻ: "Xóm có 84 hộ, nhiều hộ nhà có hàng rào đá, song song với đó là hàng rào đá theo trục đường chính, nhánh đường làng, ngõ xóm”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục