(HBĐT) - "Nhất vui là hội Phủ Dày/ Vui thì vui vậy, chẳng tày Sòng Sơn” và "Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh”... Đó là những lời hay, ý đẹp được người đời ca tụng khi nói về đền Sòng Sơn nằm trên địa bàn phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn (Thanh Hóa). Vào những ngày cuối tháng 3, chúng tôi có dịp đến thăm đền Sòng Sơn và đến Chín Giếng trước ngày nơi đây tổ chức lễ hội hàng năm vào ngày 26/2 âm lịch. Ngay từ cửa đền vào đã thấy kiệu rước để người dân nơi đây chuẩn bị cho ngày chính hội.


Người dân đến đền Sòng Sơn, phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn (Thanh Hóa) tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.

Đền Sòng Sơn trước đây gọi là đền Sùng Trân, được xây dựng thời triều vua Lê Hiển Tông (1740 - 1786) trên đất Cổ Đam, xã Hà Dương, huyện Hà Trung, phủ Tống Sơn. Nay đền Sòng Sơn thuộc phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn. Năm 1993, đền được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ VH-TT&DL) công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Đền Sòng Sơn thờ Mẫu Liễu Hạnh là một trong "Tứ bất tử” của dân gian Việt Nam. Theo tín ngưỡng thờ Mẫu, một trong những tín ngưỡng cổ xưa nhất của người Việt, thì Mẫu Liễu Hạnh được xem là thần chủ.

Tương truyền, trước khi xây đền có một ông lão cầm chiếc gậy tre khô cắm xuống đất làng rồi khấn, nếu gậy tre này tươi tốt thì sẽ xây đền thờ Liễu Hạnh công chúa tại đó. Không lâu sau, gậy tre bén rễ, đâm chồi tốt tươi lạ thường. Người dân địa phương cho là linh ứng, linh thiêng mới bảo nhau xây nên đền Sòng và lấy ngày 26/2 âm lịch hằng năm là ngày lễ chính diễn ra lễ hội.

Theo các bậc cao niên, trước đây, cửa đền Sòng có đặt một tấm biển bằng tiếng Hán, với hai chữ "hạ mã” (xuống ngựa). Ngày xưa, quan quân từ kinh thành không kể chức sắc lớn nhỏ, khi hành quân qua đây đều phải xuống ngựa vào đền làm lễ. Thực hiện tập tục trên, ngày nay, nhiều người dân, đặc biệt là lái xe đường dài mỗi khi đi qua đều xuống xe vào lễ Thánh Mẫu, cầu cho chuyến đi được bình an, làm ăn phát đạt.

Sau khi làm lễ tại đền Sòng Sơn, chúng tôi di chuyển đến đền Chín Giếng (hay còn gọi đền Cô Chín). Đền Chín Giếng cũng nằm trong quần thể Di tích lịch sử văn hóa đền Sòng Sơn nổi tiếng linh thiêng, cách đền Sòng Sơn 1km về phía đông. Tên của ngôi đền bắt nguồn từ 9 miệng giếng thiêng quanh năm nước không bao giờ cạn. Người dân ở đây truyền tụng 9 miệng giếng thiêng là nơi Cô Chín cai ngự và xung quanh 9 miệng giếng thiêng là những câu chuyện huyền bí đến khó tin. Đền Cô Chín được khởi công cùng đền Sòng dưới thời Cảnh Hưng triều vua Lê Hiển Tông (1740 - 1786) và chính thức tu sửa vào năm 1939. Năm 1993, đền được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia.

Đền Sòng Sơn, đền Chín Giếng không chỉ là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của người dân Thanh Hóa mà thu hút đông đảo du khách thập phương. Ngoài ra, đền còn là địa chỉ du lịch tâm linh cho du khách vào mùa lễ hội. Năm nào cũng vậy, mùa lễ hội kéo dài cả tuần lễ ở đền Sòng Sơn thu hút đông đảo du khách thăm quan, hành lễ. Không chỉ đến đây cầu một năm mới an lành, du khách còn được hòa mình vào không khí lễ hội với những trò chơi dân gian như: Đấu vật, múa rồng, đánh cờ, đánh đu, leo dây, múa sư tử, hát chầu văn… Năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, đền Sòng Sơn không đông khách như những năm trước. Khách thăm quan du lịch đến đây đều đảm bảo các yêu cầu phòng, chống dịch. Cán bộ Ban quản lý di tích thường trực nhắc nhở du khách, để đảm bảo mùa du xuân, lễ hội được an toàn.


Linh Trang


Các tin khác


Tôn vinh di sản nghệ thuật của cố họa sĩ Phan Kế An

Nhiều tác phẩm của cố họa sĩ tài danh Phan Kế An, bao gồm cả những bức vẽ chưa từng được công bố, đang được trưng bày trong triển lãm "Phan Kế An-Kho tàng ẩn giấu”, diễn ra đến ngày 16/4 tại Viện Pháp L’Espace (24 Tràng Tiền, Hà Nội).

Cuộc thi đấu hót chim chào mào mở rộng lần thứ II

(HBĐT) - Ngày 27/3, tại Công viên Tuổi trẻ, câu lạc bộ chim chào mào thành phố Hòa Bình tổ chức cuộc thi đấu hót chim chào mào mở rộng lần thứ II, năm 2022 "Đấu trường đỉnh cao – kết nối đam mê".

Nhiếp ảnh Hòa Bình lặng lẽ đi qua mùa dịch

(HBĐT) - Dẫu không có nhiều những tay máy chuyên nghiệp, nhưng từ mấy thập kỷ qua, nhiếp ảnh Hòa Bình đã từng bước tạo được chỗ đứng trong làng nhiếp ảnh khu vực miền núi, trung du phía Bắc, thậm chí ở quy mô toàn quốc. Qua đó quảng bá văn hóa, con người đất Mường ra tỉnh bạn và với bạn bè quốc tế. Tuy nhiên, trong 2 năm qua, do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 nên hoạt động sáng tác ảnh nghệ thuật trên địa bàn tỉnh có phần trầm lắng.

Thủ tướng Chính phủ gửi Thư chúc mừng đồng bào Khmer nhân dịp Tết Chôl Chnăm Thmây

Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2022 của đồng bào Khmer, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gửi Thư chúc mừng đến đồng bào, đồng chí và các vị chư tăng dân tộc Khmer. Báo Nhân Dân trân trọng giới toàn văn bức Thư.

Một cán bộ Đoàn được nhận giải thưởng Lý Tự Trọng năm 2022

(HBĐT) - Tối 23/3, Ban Bí thư T.Ư Đoàn tổ chức chương trình tuyên dương 94 cán bộ Đoàn tiêu biểu toàn quốc và trao giải thưởng Lý Tự Trọng năm 2022 bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến. Tại điểm cầu tỉnh, đại diện lãnh đạo Tỉnh Đoàn, Công an TP Hòa Bình dự và thừa ủy quyền trao giải cho đồng chí Tạ Phương Anh, Trưởng Công an phường Hữu Nghị, nguyên Bí thư Đoàn Thanh niên Công an TP Hoà Bình.

Nhạc sĩ Hồng Ðăng "vẫn hát những lời yêu thương"

Nhạc sĩ Hồng Ðăng tên thật là Phan Hồng Ðăng, sinh ngày 1 tháng 1 năm 1936 tại huyện Yên Thành (Nghệ An), nguyên Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Âm nhạc. "Cha đẻ" của những ca khúc nổi tiếng như "Hoa sữa", "Biển hát chiều nay", "Kỷ niệm thành phố tuổi thơ"... đã ra đi lúc 5 giờ 57 phút ngày 21/3/2022 tại Bệnh viện Hữu Nghị, để lại nhiều tiếc nuối trong lòng bạn bè, công chúng mến mộ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục