(HBĐT) - Văn hóa không chỉ thể hiện ở học thức mà còn cho thấy ở ngay trong trang phục, cách hành xử của con người. Những ngày gần đây, khi du lịch bắt đầu mở cửa đón du khách trở lại, những điểm du lịch tâm linh như đền Chúa Thác Bờ, chùa Tiên… dần thu hút đông đảo du khách thập phương đến du xuân vãn cảnh. Một số người đến vì thành tâm cầu khấn, cũng có người đến thăm quan, vãn cảnh chùa. Mọi chuyện không có gì cho đến khi nhiều người xuất hiện tại những địa điểm tâm linh với những bộ trang phục không phù hợp và những hành động phản cảm.


Tạo dáng phản cảm tại đền Chúa Thác Bờ.

Mới đây, trên một trang mạng xã hội dậy sóng vì hình ảnh hai người phụ nữ trong trang phục yoga tạo dáng để chụp ảnh. Tuy nhiên, điều làm cho tất cả mọi người cảm thấy phẫn nộ là 2 người phụ nữ này tạo dáng một cách phản cảm với tư thế giơ 2 chân lên cao và được thực hiện ngay trước cửa đền Chúa Thác Bờ - di tích lịch sử thắng cảnh cấp quốc gia, nơi thờ Bà Chúa thác Bờ Đinh Thị Vân đã có công giúp vua Lê diệt giặc phương Bắc. Với người dân tỉnh Hòa Bình, đền Chúa Thác Bờ không chỉ là một danh thắng nổi tiếng du xuân trong những ngày đầu năm, mà còn là nơi thực sự linh thiêng, được rất nhiều du khách đến chiêm bái thành tâm cầu khấn. Chính vì vậy, nhiều người cho rằng, với việc ăn mặc không phù hợp, tạo dáng phản cảm ngay trước cửa đền là một hành động vô văn hóa, cần phải lên án nghiêm khắc.

Thực tế trong thời gian qua, Bộ VH-TT&DL đã có nhiều văn bản hướng dẫn về ăn mặc, ứng xử tại các điểm di tích lịch sử, văn hóa và mặc dù Ban quản lý các di tích lịch sử văn hóa, tâm linh trên địa bàn tỉnh đã liên tục tuyên truyền, nhắc nhở du khách về việc ăn mặc lịch sự, kín đáo, ý thức đi lại nơi chùa chiền, chốn linh thiêng. Tuy nhiên, thực tế có một điều đáng buồn rằng, nhiều người vẫn không ý thức được ý nghĩa của việc thăm viếng các nơi linh thiêng. Nhiều người không chỉ lựa chọn những bộ trang phục không phù hợp với việc đi lễ, mà còn có những hành động phản cảm như nô đùa chốn tôn nghiêm, thậm chí ôm ấp, thể hiện tình cảm một cách thái quá.

Văn hóa tín ngưỡng Phật giáo, thờ tự là một truyền thống có từ rất lâu đời của người dân Việt Nam, thể hiện nét đẹp về văn hóa tâm linh, lòng biết ơn đối với thần Phật, tổ tiên. Du xuân vãn cảnh chùa, thắp nén nhang tưởng nhớ công đức của những bậc anh hùng có công với nước cũng là một nét đẹp truyền thống văn hóa lâu đời. Chính vì vậy, truyền thống văn hóa tốt đẹp ấy không dung nạp, không chấp nhận những hành động ngoại lai, phản cảm như lối ăn mặc "mát mẻ", hành động ứng xử thiếu văn hóa tại chốn linh thiêng. Bởi ứng xử ở chốn linh thiêng, di tích lịch sử không chỉ thể hiện sự thành kính mà còn thể hiện sự hiểu biết, phông văn hóa, sự tự tôn của bản thân mỗi con người.


P.V


Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục