(HBĐT) - Vùng đất Kim Bôi còn có tên gọi là Mường Động, là một trong 4 vùng mường cổ của tỉnh. Từ trước đến nay, Kim Bôi thu hút khách với các điểm du lịch sinh thái nổi tiếng như Serena, An Lạc với nguồn tài nguyên nước khoáng nóng chất lượng... Đến đây, du khách được thưởng thức các món đặc sản, trải nghiệm văn hóa người Mường. Đỉnh núi 800 hay núi Đại Bàng, xã Cuối Hạ được biết đến là điểm du lịch mới trên địa bàn. Trong năm 2021 đã có nhiều doanh nghiệp đến rà soát để đầu tư. Chuyến khảo sát điểm đến du lịch mới tại Kim Bôi do Công ty TNHH Một thành viên Du lịch Mặt trời mọc (S-Travel) tổ chức đã thành công với việc chinh phục - cắm biển tên núi Đại Bàng trên độ cao 800m, chính thức mở ra một điểm du lịch hoàn toàn mới của huyện với sản phẩm du lịch thể thao - sức khỏe, phù hợp với xu hướng du lịch hiện nay.
Núi 800 hay núi Đại Bàng, xã Cuối Hạ (Kim Bôi) với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp được biết đến là điểm du lịch mới trên địa bàn.
Đỉnh núi 800 nằm trên địa
bàn xã Cuối Hạ, cách Hà Nội khoảng 75 km, là nơi mới trên bản đồ du lịch Việt
Nam, sở hữu nhiều tiềm năng góp phần giúp du lịch Kim Bôi trở nên đa dạng hơn.
Ngọn núi được bà con địa phương gọi dân dã là "đỉnh 800” (do nằm ở độ cao 800m
so với mặt nước biển). Bao quanh núi là những cánh rừng keo tai tượng của người
dân nơi đây. Mặc dù núi không cao nhưng địa hình khá hiểm trở, rất dễ lạc đường
bởi khó xác định phương hướng do nhiều con dốc giống nhau xung quanh sườn núi.
Núi 800 là hiện thân của câu nói "Có công mài sắt, có ngày nên kim"
do đòi hỏi sự kiên trì của người leo núi vì càng lên cao, cảnh sắc càng đẹp và
có nhiều thay đổi. Quãng đường 1 km đầu tiên dốc và có quang cảnh nhàm chán, dễ
làm nản lòng du khách. Sau đó, mọi thứ bắt đầu thay đổi khi du khách băng qua
những cánh rừng keo và gặp những cánh đồng hoa dại, tiếp đến là thảo nguyên rộng
bát ngát và những đoạn đường rừng hoang sơ. Cảnh đẹp giúp bước chân du khách trở
nên nhẹ nhàng hơn. Vì cung đường có nhiều địa hình thảo nguyên nên du khách có
thể trải tầm mắt ngắm toàn cảnh vùng đất Mường Động. Dọc đường, du khách có thể
cảm nhận sự bình yên khi nhìn thấy trâu, bò thong dong gặm cỏ trên thảo nguyên.
Quãng đường leo có nhiều đoạn nghỉ, ta có thể nằm giữa thảo nguyên rộng lớn, cảm
nhận không khí trong lành và sự hùng vĩ của thiên nhiên.
Cảm xúc tràn ngập khi
chinh phục được đỉnh núi. Khu vực đỉnh Đại Bàng rộng rãi, thoai thoải, dễ dàng
để ngồi ăn hoặc cắm trại. Từ đây, du khách có thể trải mắt ngắm vùng đất Kim
Bôi với những dãy núi xen kẽ nhau, xếp chồng lớp, tạo thành một khung cảnh đáng
nhớ. Tổng quãng đường leo khoảng 8 km. Đây sẽ là địa điểm tiềm năng để thu hút
khách du lịch trong tương lai đang cần được khai thác, đầu tư.
PV (ST)
Trường THCS Lê Quý Đôn (TP Hòa Bình) vừa tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam, trao giải cuộc thi vẽ tranh về sách "Đại sứ văn hóa đọc” năm 2022.
(HBĐT) - Với khoảng 3,8 vạn dân, trong đó dân tộc Mường chiếm 91%, huyện Lạc Sơn tự hào là 1 trong 4 vùng Mường có đời sống văn hoá giàu bản sắc cùng bề dày lịch sử hàng nghìn năm. Tuy nhiên, quá trình tiếp biến và giao thoa về kinh tế, văn hoá, nền kinh tế thị trường, cách mạng Công nghiệp 4.0 đã tác động đến giá trị văn hoá các dân tộc nói chung, dân tộc Mường nói riêng. Một số loại hình di sản văn hoá phi vật thể, nghệ thuật truyền thống có nguy cơ bị mai một.
(HBĐT) - Huyện Yên Thủy hiện có 12 điểm di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, trong đó có 3 di tích cấp quốc gia, 9 di tích cấp tỉnh. Thời gian qua, các di tích đã, đang được đầu tư, trùng tu, tôn tạo phục vụ việc phát triển du lịch, là điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài tỉnh.
(HBĐT) - Đối với gần 300 học sinh trường PT DTNT THCS& THPT huyện Cao Phong, ngày 19/4 mang đến những ấn tượng đặc biệt. Từ không khí truyền cảm hứng của buổi giao lưu văn hóa đọc, đến sự sôi nổi của hoạt động thi trưng bày "tủ sách thân thiện” giữa các lớp, rồi đến phần trải nghiệm những cuốn sách hấp dẫn trong chiếc xe sách lưu động của Thư viện tỉnh ngay tại sân trường… Tất cả tạo thành một ngày đáng nhớ với sách và văn hóa đọc.
(HBĐT) - Sau một thời gian chuẩn bị, câu lạc bộ (CLB) bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hoá mo Mường huyện Tân Lạc được thành lập, chính thức ra mắt vào đầu tháng 4/2022, tập hợp 26 thành viên đến từ các xã: Phong Phú, Mỹ Hòa, Đông Lai, Thanh Hối, Nhân Mỹ, Tử Nê, Lỗ Sơn, Quyết Chiến, Vân Sơn, Phú Cường, Ngọc Mỹ, Suối Hoa và thị trấn Mãn Đức. CLB có nhiệm vụ sưu tầm, bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hoá mo Mường, lưu giữ các bài mo cổ, ghi chép sổ sách truyền dạy cho thế hệ trẻ.
(HBĐT) - Ngày hội đọc sách năm nay trên địa bàn huyện Mai Châu thu hút sự tham gia của gần 11.000 học sinh đến từ các trường tiểu học, THCS với trên 8.000 bản sách phong phú về thể loại đã giúp học sinh được đọc sách miễn phí, tìm kiếm thông tin qua mạng internet.