Trường THCS Lê Quý Đôn (TP Hòa Bình) vừa tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam, trao giải cuộc thi vẽ tranh về sách "Đại sứ văn hóa đọc” năm 2022.
Cô Phạm Thị Thu Hằng, Phó Bí thư chi bộ, Phó hiệu trưởng nhà trường trao giải thưởng cho các em đạt giải.
Buổi lễ được diễn ra trong không khí háo hức, trang nghiêm, bắt đầu với bài khai mạc đầy ấn tượng của cô giáo Phạm Thị Hải Châu, Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường. Tiếp đó, các vị đại biểu, các thầy giáo, cô giáo và các em học sinh đã có được những trải nghiệm thú vị từ hai không gian trưng bày sách của học sinh khối 7 và khối 8 được tạo nên từ những bàn tay khéo léo, thể hiện sự thông minh và đầy trí sáng tạo. Để có được không gian sách như vậy các em đã góp sách, truyện từ các lớp trong khối, từ thư viện nhà trường và lên ý tưởng sắp xếp từ nhiều ngày trước. Các em say mê và háo hức góp sức mình hướng về "Ngày hội sách và Văn hóa đọc Việt Nam”.
Với Cuộc thi vẽ tranh về sách "Đại sứ văn hóa đọc”, thật dễ dàng nhận thấy tinh thần hưởng ứng nhiệt tình của các em học sinh. Trong thời gian ngắn, Ban Tổ chức đã nhận được 45 sản phẩm tranh vẽ và 396 bài giới thiệu có chất lượng tốt. Các thầy cô trong Ban Giám khảo đã làm việc công tâm, nghiêm túc để đánh giá và chọn ra các bài dự thi xuất sắc nhất để trao giải.
Những bức tranh và bài viết giới thiệu sách đạt giải cao đã được Ban Tổ chức lựa chọn để thuyết trình ý tưởng trong sự lắng nghe của quý vị đại biểu, thầy cô giáo và các bạn.
Những nỗ lực, cố gắng của các em đã được ghi nhận. Các tập thể và cá nhân đạt thành tích trong các cuộc thi đã được trao thưởng. Nét mặt của các em thật hân hoan, hãnh diện. Hy vọng những món quà ý nghĩa mà các em được đón nhận sẽ là những động lực để các em tiếp tục học tập tốt, đam mê sáng tạo nghệ thuật và yêu thích đọc sách.
Sức lan tỏa ý nghĩa của Ngày hội sách và Văn hóa đọc Việt Nam, Cuộc thi vẽ tranh về sách "Đại sứ văn hóa đọc” năm 2022 hiện hữu trên từng nét mặt của quý vị đại biểu, các thầy cô giáo và các em học sinh thân yêu. Với những hoạt động ngoại khóa ý nghĩa này, chúng ta tin tưởng rằng Ngày hội sách và Văn hóa đọc Việt Nam sẽ nhanh chóng đến gần hơn với mọi người, tạo sự lan tỏa sâu rộng hơn và sẽ là những động lực để các em học sinh tiếp tục đam mê sáng tạo nghệ thuật, yêu thích đọc sách.
Hương Giang
(Ban Tuyên giáo Thành ủy Hòa Bình)
(HBĐT) - Ngày hội đọc sách năm nay trên địa bàn huyện Mai Châu thu hút sự tham gia của gần 11.000 học sinh đến từ các trường tiểu học, THCS với trên 8.000 bản sách phong phú về thể loại đã giúp học sinh được đọc sách miễn phí, tìm kiếm thông tin qua mạng internet.
(HBĐT) - Căn cứ Quyết định số 879/QĐ-BVHTTDL, ngày 14/4/2022 của Bộ VH-TT&DL về việc tổ chức đợt phim "Kỷ niệm các ngày lễ lớn 30/4: 1/5; 19/5 năm 2022”, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh đã xây dựng kế hoạch tổ chức đợt phim "Kỷ niệm các ngày lễ lớn 30/4; 1/5; 19/5 năm 2022 ”, thời gian từ ngày 29/4 - 5/5 tại các huyện trên địa bàn tỉnh.
50 năm giải phóng tỉnh Quảng Trị cũng là chừng đó năm cây cầu Hiền Lương chứng kiến những thay đổi của lịch sử, của đất nước. Khát vọng "chung một dòng sông” nay đã thành hiện thực, còn khát vọng kết nối tình yêu quê hương, tinh thần dân tộc của những người con đất Việt từ khắp thế giới vẫn mãi chảy không ngừng.
(HBĐT) - Đà Bắc là huyện vùng cao có địa hình phức tạp bị ngăn cách bởi núi, đồi, sông, suối. Dân cư sống thưa thớt, nhất là các xã vùng cao, xa, vùng lòng hồ sông Đà. Vì vậy, việc phủ sóng thông tin về cơ sở, đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước… đến với người dân được xem như một hành trình vượt khó. Trong cái khó, tinh thần xung kích của Trung tâm VH-TT&TT huyện được phát huy.
(HBĐT) - Theo kết quả khảo sát việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh từ năm 2018 đến nay do Ban Dân tộc (HĐND tỉnh) tiến hành trong quý I, toàn tỉnh có 786 di sản văn hóa phi vật thể. Bao gồm 10 loại hình tiếng nói, chữ viết, 154 ngữ văn dân gian, 171 nghệ thuật trình diễn dân gian, 113 tập quán xã hội, 26 nghề thủ công truyền thống, 268 tri thức dân gian. Toàn tỉnh có 2 di sản văn hóa phi vật thể được ghi danh và danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là mo Mường và nghệ thuật chiêng Mường.
(HBĐT) - Chúng tôi có dịp đến thăm đền Ông Hoàng Mười tọa lạc trên vùng "đắc địa” sơn thủy hữu tình, không khí trong lành, tĩnh lặng ở làng Xuân Am, xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An). Chị Trần Thị Lan, phường Dân Chủ (TP Hoà Bình) cho biết: Năm nào cũng vậy, chị cùng các chị, em trên địa bàn đều đến đền Ông Hoàng Mười để cầu tài, lộc, đặc biệt là cầu công danh, sự nghiệp thắng tiến, cầu cho con cái khoẻ mạnh, bình an, học hành tiến tới, đỗ đạt khoa cử...