(HBĐT) - Thời gian qua, phong trào văn nghệ quần chúng trên địa bàn huyện Lương Sơn có bước phát triển mạnh mẽ. Các câu lạc bộ (CLB), đội văn nghệ được thành lập tại các thôn, xóm, khu dân cư thu hút đông đảo người dân ở mọi lứa tuổi tham gia. Hoạt động văn hóa, văn nghệ góp phần làm phong phú đời sống tinh thần cho Nhân dân, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.


Thành viên đội văn nghệ xóm Cời, xã Tân Vinh (Lương Sơn) tập luyện các bài chiêng để biểu diễn phục vụ người dân địa phương.

Xóm Cời, xã Tân Vinh có phong trào văn hóa, văn nghệ phát triển mạnh của xã. Tham dự buổi tập của đội văn nghệ xóm tại nhà văn hóa, chúng tôi ấn tượng bởi tinh thần sôi nổi, sự nghiêm túc trong tập luyện cũng như chất lượng những tiết mục do thành viên của đội dàn dựng biểu diễn. Bà Bùi Thị Chính, Đội trưởng đội văn nghệ xóm Cời cho biết: Đợt này, chúng tôi tập luyện các làn điệu dân ca, dân vũ và các bài chiêng mới được các nghệ nhân truyền dạy, hướng dẫn tại lớp tập huấn về chiêng Mường, dân ca, dân vũ cho các đội văn nghệ cơ sở do Phòng VH-TT huyện tổ chức vào đầu tháng 6 vừa qua. Với những kiến thức học được, vào các buổi tối cuối tuần, chúng tôi tập trung tại nhà văn hóa xóm tập luyện văn nghệ để chuẩn bị tham gia hội thi tuyên truyền cổ động và biểu diễn phục vụ Nhân dân trong các dịp lễ, sự kiện chính trị của địa phương. Thông qua sinh hoạt, thành viên trong đội văn nghệ có dịp chia sẻ, tâm sự, giúp mọi người hiểu nhau hơn, tạo sự đoàn kết, gắn bó. 

Thời điểm này, tại các địa phương trong huyện, không khí tập luyện văn nghệ diễn ra sôi nổi để chuẩn bị tham gia hội thi tuyên truyền cổ động năm 2022. Ngoài những thiết bị được hỗ trợ, các đội tự trang bị thêm trang phục, nhạc cụ để phục vụ cho tập luyện, biểu diễn tốt hơn. Bên cạnh những tiết mục hát múa hiện đại, các tiết mục dân ca, dân vũ, nhạc cụ truyền thống được các đội lựa chọn biểu diễn, góp bảo tồn văn hóa dân tộc. Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hằng, Trưởng phòng VH-TT huyện Lương Sơn cho biết: Phong trào văn nghệ quần chúng phát triển mạnh mẽ, ngoài đội văn nghệ cơ sở ở các địa phương, nhiều cơ quan, đơn vị, hội, đoàn thể thành lập các CLB, đội văn nghệ. Nhiều CLB, đội văn nghệ làm tốt công tác xã hội hóa để mua sắm trang phục biểu diễn, nhạc cụ, duy trì sinh hoạt và tham gia các hội thi, hội diễn các cấp. Không chỉ biểu diễn phục vụ bà con vào những ngày lễ, Tết, giao lưu văn hóa văn nghệ trên địa bàn huyện, các CLB, đội văn nghệ còn thường xuyên tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương, phòng chống tai -  tệ nạn xã hội dưới hình thức sân khấu hóa, được Nhân dân tiếp nhận rất hiệu quả, góp phần hoàn thành và nâng cao chất lượng các tiêu chí văn hóa trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh tại các địa phương.

Nhằm tiếp tục thực hiện đề án "Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể tiêu biểu các dân tộc tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2018 - 2030", củng cố và nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của các cấp chính quyền, cộng đồng dân cư trong việc gìn giữ, bảo tồn, khai thác, phát huy có hiệu quả di sản văn hóa phi vật thể trong các làn điệu dân ca, dân vũ của đồng bào dân tộc Mường. Hàng năm, Phòng VH-TT huyện phối hợp  với Trung tâm VH-TT&TT tổ chức lớp tập huấn về chiêng Mường, dân ca dân vũ cho các đội văn nghệ cơ sở. Mới đây, phòng đã tổ chức lớp tập huấn nâng cao kỹ năng trình diễn dân ca, dân vũ của đồng bào dân tộc Mường cho trên 150 lượt người là thành viên các đội văn nghệ cơ sở. Qua đó xây dựng thế hệ nghệ nhân trẻ, nòng cốt làm lực lượng kế cận trong việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa làn điệu dân ca, dân vũ của người Mường. Khôi phục các hoạt động sinh hoạt văn hóa truyền thống, kết hợp hài hòa với môi trường văn hóa hiện đại để các nghệ nhân và người dân có điều kiện thuận lợi hoạt động, thực hành, hòa nhập với xu thế phát triển chung của toàn xã hội nhưng vẫn gìn giữ được bản sắc riêng của mỗi dân tộc. Đồng thời giúp các bạn trẻ thấy được trách nhiệm của bản thân trong việc bảo tồn, giữ gìn các làn điệu dân ca, dân vũ của đồng bào dân tộc Mường trong công tác xây dựng phong trào văn hóa, văn nghệ ở cơ sở.

 Đỗ Hà

Các tin khác


Đổi thay đời sống văn hoá ở khu dân cư xã Gia Mô

(HBĐT) - Những tháng đầu năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Gia Mô (Tân Lạc) phấn khởi đón bằng công nhận đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới. Với xuất phát điểm là địa bàn vùng khó khăn, xã đã phấn đấu vươn lên, nỗ lực hoàn thiện các tiêu chí, huy động được sự chung tay, góp sức của khối đoàn kết toàn dân.

Bản lĩnh Trần Lực

Đạo diễn - NSƯT Trần Lực xuất thân trong một gia đình nhà nòi nghệ thuật. Ông nội anh là nhà văn Trần Tiêu - tác giả tiểu thuyết "Con trâu”, tiểu thuyết đầu tiên của nền văn chương hiện đại viết về nông thôn. Bố anh là GS. NSND Trần Bảng - một trong những gạo cội của sân khấu chèo Việt Nam - người từng mang "Quan âm Thị Kính” làm rung động sân khấu hàng loạt nước châu Âu. Mẹ anh là NSƯT chèo Trần Thị Xuân.

Thể lệ cuộc thi viết chủ đề “90 năm nền Văn hóa Hòa Bình” trên Báo Hòa Bình năm 2022

(HBĐT) - Mục đích: Để góp phần tuyên truyền, phản ánh sâu rộng những giá trị văn hóa, lịch sử nền Văn hóa Hòa Bình đến với bạn bè trong nước và thế giới, Báo Hoà Bình phát động cuộc thi viết về chủ đề "90 năm nền Văn hóa Hòa Bình” năm 2022 nhằm phát huy mạnh mẽ sự đóng góp của các nhà báo chuyên nghiệp, các cộng tác viên, bạn đọc, bạn viết trong và ngoài tỉnh.

Hội thi tuyên truyền, cổ động - sân chơi bổ ích cần được phát huy

(HBĐT) - Tuyên truyền, cổ động (TT, CĐ) được xem như là "cẩm nang” để thực hiện nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với người dân. Bởi thế, từ nhiều năm nay, ngành văn hóa tỉnh luôn duy trì đều đặn việc tổ chức hội thi TT, CĐ. Tham gia hội thi các cấp hầu hết là những diễn viên quần chúng, tuyên truyền viên nghiệp dư nhưng luôn tạo được sức hấp dẫn riêng và sự lan tỏa mạnh mẽ.

Huyện Lạc Sơn: Bảo tồn, phát huy làng nghề truyền thống

(HBĐT) - Trong nhịp sống công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, nét đẹp làng nghề, làng nghề truyền thống (LNTT) vẫn được lưu giữ và tiếp tục phát huy. Tại các địa bàn nông thôn của huyện Lạc Sơn, những làng nghề, LNTT đang có bước phát triển, tăng cả về quy mô và giá trị ngành nghề.

Tuần lễ Festival Huế 2022: Tôn vinh nghệ thuật Tuồng Huế

Trong khuôn khổ Tuần lễ Festival Huế 2022, ngày 28/6, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Trung tâm Festival Huế tổ chức Chương trình "Ngàn xưa âm vọng” - lễ rước mặt nạ Tuồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục