Đạo diễn - NSƯT Trần Lực xuất thân trong một gia đình nhà nòi nghệ thuật. Ông nội anh là nhà văn Trần Tiêu - tác giả tiểu thuyết "Con trâu”, tiểu thuyết đầu tiên của nền văn chương hiện đại viết về nông thôn. Bố anh là GS. NSND Trần Bảng - một trong những gạo cội của sân khấu chèo Việt Nam - người từng mang "Quan âm Thị Kính” làm rung động sân khấu hàng loạt nước châu Âu. Mẹ anh là NSƯT chèo Trần Thị Xuân.

Đạo diễn - NSƯT Trần Lực và cha - NSND Trần Bảng.

Đạo diễn - NSƯT Trần Lực và cha - NSND Trần Bảng.  

Lớn lên trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật biểu diễn như vậy nên Trần Lực trở thành một diễn viên - một đạo diễn tài năng không chỉ của điện ảnh mà của cả sân khấu với những dấu ấn nổi bật là một sự gần như được mặc định. Không chỉ xuất thân cội nguồn nghệ thuật mà anh còn được đào tạo nghề chính quy từ một trong những chiếc nôi điện ảnh nổi tiếng của Bungari. Để sau khi tốt nghiệp về nước anh đảm nhận vai trò Giám đốc Hãng phim Đông A từ năm 2002 cùng với việc tham gia giảng dạy ở Trường Điện ảnh-Sân khấu Hà Nội.

Với tố chất nhà nòi như vậy nên trên cả hai lĩnh vực điện ảnh - sân khấu, trên cả hai cương vị diễn viên - đạo diễn, Trần Lực đều gặt hái được những thành tựu đáng nể. Anh tham gia điện ảnh với tư cách là một diễn viên từ khi 20 tuổi trong bộ phim đầu tay "Sẽ đến một tình yêu” và liên tục từ đó đến năm 2010 Trần Lực đã có mặt trong 16 phim truyện dài mà phim thứ 16 "Long Thành cầm giả ca” được ra mắt đúng đại lễ 1.000 năm Thăng Long, sau đó anh dừng đóng phim để 12 năm sau, Trần Lực lại trở lại điện ảnh trong vai nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong phim "Em và Trịnh” gây tranh luận trái chiều.

Trước khi đề cập vai diễn Trịnh Công Sơn của Trần Lực, ta hãy điểm đến đóng góp của diễn viên - đạo diễn tài hoa này trong làng điện ảnh. Cùng với thành tựu là vai chính của 17 phim truyện dài Trần Lực còn là đạo diễn của 12 phim truyện mà mở đầu là phim "Bà và cháu” năm 1996 khi Trần Lực vào tuổi 33, và phim thứ 12 "Tìm lại chính mình” năm 2009.

Đã ghim được tên mình trong điện ảnh với giải thưởng nam diễn viên chính xuất sắc trong Liên hoan phim Việt Nam lần thứ X với vai Phượng trong phim "Hoa ban đỏ”, và được Nhà nước trao tặng danh hiệu NSƯT thì Trần Lực với sức sáng tạo sung mãn lại "lật cánh” sang lĩnh địa sân khấu.

Năm 2016, Trần Lực đã thành lập đoàn kịch tư nhân của anh mang tên Lực Team với vở diễn đầu tiên "Sự nổi giận của Lọ Lem” để liền sau đó với "Quẫn”, Lực Team chẳng những tạo ra một hiện tượng kịch trường trong Liên hoan sân khấu Thủ đô 2017 mà dưới bàn tay của đạo diễn Trần Lực, Lực Team còn hình thành nên một phong cách - một hướng đi mới mẻ mà lại rất truyền thống cho sân khấu.

Để rồi, cứ bình quân một năm một kịch mục mới, các vở diễn: "Cô ca sĩ hói đầu”, "Bạch đàn liễu” và gần nhất là "Ăng ti gôn”… Liên tục tạo ra những chấn động cho sân khấu Hà Nội trong giai đoạn nền sân khấu cả nước nói chung, và sân khấu Hà Nội nói riêng đang trong xu thế suy thoái. Với một phong cách lạ mà quen của sân khấu Lực Team, bằng cách thể hiện theo phương pháp tiết giản tối đa đang thịnh hành trên sân khấu thế giới, đạo diễn Trần Lực đã tìm ra và sử dụng thành thạo phương pháp gián cách của chiếu chèo sân đình để làm mới các kịch bản kinh điển của Việt Nam và thế giới.

Trần Lực đóng vai nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong phim điện ảnh

Trần Lực đóng vai nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong phim điện ảnh "Em và Trịnh” gây dư luận trái chiều. 
 
Tôi nghe danh Trần Lực đã lâu và qua đối nhân xử thế của anh ở một vài sự việc trong cuộc đời và trong nghệ thuật, tôi nhận ra bản sắc và bản lĩnh nghệ thuật ở anh. Với một ý thức tìm ra phương pháp để sân khấu thoát khỏi sự suy thoái, kéo được khán giả trở lại với nghệ thuật thánh đường.

Nhờ gen nghệ thuật truyền thống nổi tiếng của dân tộc là chèo được tiếp nối từ bố và mẹ, với một sự tiếp thu, phối hợp có chọn lọc kiến thức của cha ông và thế giới, đạo diễn Trần Lực đã sáng tạo ra con đường đi riêng của mình trong sân khấu. Ngay sau khi xem vở "Bạch đàn liễu” của cố tác giả - nhà văn Xuân Trình được dựng lại trên sân khấu Lực Team dưới bàn tay đạo diễn của Lực Team Trần Lực đã mang lại cho tôi một sự hấp dẫn mạnh mẽ. Và khi được ông chủ đoàn kịch Lực Team Trần Lực mời xem vở "Ăng ti gôn” - bi kịch cổ Hy Lạp từ hơn 2.000 năm được kể lại dưới hình thức của chiếu chèo sân đình tôi ít nhiều nhận ra một cách thể hiện nghệ thuật độc đáo của anh.

Những âm ba của vở diễn "Ăng ti gôn” của sân khấu Lực Team dưới sự đạo diễn đầy sáng tạo của Trần Lực vẫn đang tạo ra những đợt sóng dư luận của người làm nghề thì vai diễn nhân vật nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong bộ phim "Em và Trịnh” do Trần Lực thủ vai lại dấy lên những đợt sóng dư luận nhiều chiều. Với tư cách là người trong nghề, chuyện khen chê, phản đối hay ca ngợi vai diễn Trịnh Công Sơn nói riêng, phim "Em và Trịnh” là chuyện bình thường. Một tác phẩm nghệ thuật ra đời và rơi vào sự im lặng của dư luận, của công chúng và giới nghệ thuật sẽ là một thất bại. Từ thực tế đó nên tôi rất tán thành ý kiến của Trần Lực đã nói "vai diễn Trịnh Công Sơn của tôi bị chê cũng là bình thường” .

Trước khi thử lý giải hiện tượng khen chê xung quanh vai diễn Trịnh Công Sơn của Trần Lực, tôi nói đến hiện tượng đáng chú ý của giới điện ảnh trong thời gian gần đây. Đó là việc tập trung làm phim về danh nhân. Như bộ phim được xếp vào thể loại phim tài liệu mang tên "Nguyễn Du” nói về thân thế và sự nghiệp tác giả của kiệt tác "Kiều”. Trong thời gian trên hai tiếng đồng hồ bộ phim đã làm mệt người xem bằng sự ôm đồm thiếu chọn lọc hầu hết các sự kiện của cuộc đời thi hào. Người xem lại càng mệt mỏi hơn khi mang danh là phim tài liệu nhưng chốc chốc sự kiện của đời Nguyễn Du, và cả những trích đoạn về "Kiều" lại được các diễn viên đóng theo thể phim truyện để diễn giải và tô đậm những ý đồ cần nhấn của đạo diễn.

Trở lại với phim về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Cuộc đời vị nhạc sĩ nổi tiếng này có thể nói là một kho tàng những sự kiện về tình yêu, những mối quan hệ, về âm nhạc, về hoạt động của ông trong giai đoạn nước ta xảy một cuộc chiến ác liệt. Có thể nói bất kì chi tiết nào của cuộc đời Trịnh Công Sơn đều mang lại những cảm hứng và trở thành những tư liệu cho các tác phẩm nghệ thuật.

Ê kíp làm phim về Trịnh Công Sơn nhất là người viết kịch bản cũng mắc lại sai lầm của tác giả kịch bản phim "Nguyễn Du” là ôm đồm, tiếc rẻ và không chọn lọc. Boalô - nhà lý luận văn học kinh điển của Pháp đã nói – Tài năng  được bộc lộ rõ nhất ở chỗ biết gạt bỏ - Cuộc đời và tác phẩm của Trịnh Công Sơn đầy ắp những sự kiện đáng nói, đáng thể hiện.

Tìm ở sự kiện nào để đủ sức bộc lộ điển hình cuộc đời ông không được tác giả kịch bản về Trịnh Công Sơn lưu ý. Chính vì thế không phải bỗng nhiên liền một lúc hai phim thuộc hai thể loại khác nhau về nhạc sĩ thiên tài này lại song song ra đời. Phim tài liệu "Trịnh Công Sơn” lại có màu sắc phim truyện, phim truyện "Em và Trịnh” thì lại mang nhiều tố chất của phim tài liệu khi nhiều trường đoạn lại như dùng để minh họa các ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ họ Trịnh.

Kịch bản "Em và Trịnh” rất ít đất để diễn viên thể hiện, vì thế nên không ít trường đoạn phim được kể một cách lê thê, tốc độ chậm - y hệt như trong phim "Nguyễn Du”. Nhiều nhược điểm như vậy tại sao phim "Em và Trịnh” vẫn hút được khán giả đến rạp. Tính từ ngày 10/6 đế 17/6 tức sau một tuần công chiếu đã thu về 41 tỷ đồng - một con số đáng mừng cho phim nội địa?

Cắt nghĩa điều này ta càng thấy rõ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn với các nhạc phẩm bất hủ của ông, là một nhân vật có ảnh hưởng lớn đối với nhiều thế hệ yêu nhạc. Không ít người đã tìm đến nhạc phản chiến, nhạc mang chất thiền, nhạc thể hiện tình yêu dân tộc đất nước và cả ca từ như những câu thơ lạ của ông như chỗ nương náu cho tâm hồn mình.

Vì thế nên trong tâm tư người yêu nhạc Trịnh đều có hình tượng nhạc sĩ tùy theo cách mình tưởng tượng. Người ta đến xem để hơn một lần đối chiếu thần tượng mình dựng nên và hy vọng hình tượng trong phim đắp thêm những phần thiếu cho hình ảnh Trịnh Công Sơn của mình. Hình tượng Trịnh Công Sơn do NSƯT Trần Lực thể hiện có đúng như họ tưởng tượng hay không, chính là khởi nguồn cho sự khen chê đối với nhân vật này trong phim "Em và Trịnh”.

                                                                     Theo báo Đại đoàn kết

Các tin khác


Khám phá di tích hang Đồng Thớt

(HBĐT) - Hang Đồng Thớt, thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thủy) là một di chỉ thuộc nền văn hóa Hòa Bình, có tầng khảo cổ rất dày và hiện vật phong phú, được nhà khảo cổ học người Pháp, bà M.Colani phát hiện và khai quật năm 1926. Đây là một di chỉ có giá trị nghiên cứu quan trọng đối với việc tìm hiều nền văn hóa Hòa Bình, được công nhận là di chỉ khảo cổ học cấp quốc gia năm 2003.

Họp báo thông tin cuộc thi viết về chủ đề “90 năm nền Văn hóa Hòa Bình”

(HBĐT) - Ngày 28/6, Báo Hòa Bình tổ chức họp báo thông tin cuộc thi viết về chủ đề "90 năm nền Văn hóa Hòa Bình” năm 2022. Tham dự có lãnh đạo đại diện Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở TT&TT, Đài PT-TH tỉnh, Tạp chí Văn nghệ Hòa Bình cùng các nghệ nhân và phóng viên, BTV các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Nguyễn Mạnh Tuấn, TBT Báo Hoà Bình chủ trì cuộc họp báo.

Giáo hội Phật giáo tỉnh: Góp phần xây dựng nếp sống văn hoá, đạo đức trong xã hội

(HBĐT) - Theo thống kê, toàn tỉnh có khoảng 54 di tích Phật giáo (phần nhiều là phế tích). Hiện nay chỉ có các chùa: Phật Quang Hòa Bình, Kim Sơn Lạc Hồng, Linh Sơn Phật Tích (chùa Bẵn) dưới sự quản lý của Giáo hội Phật giáo và được các cấp Giáo hội bổ nhiệm trụ trì, còn lại các chùa khác đa số do ngành văn hóa hoặc chính quyền địa phương và tư nhân trông nom, quản lý.

Để mỗi gia đình thực sự bình an - hạnh phúc

(HBĐT) - Ngày Gia đình Việt Nam năm 2022 với chủ đề "Gia đình bình an - xã hội hạnh phúc” nhằm lan tỏa vai trò, ý nghĩa của gia đình đối với xã hội; đồng thời đề cao những giá trị cốt lõi của gia đình là sức khỏe, hạnh phúc, tạo tiền đề cho một xã hội phát triển lành mạnh, bền vững.

Triển lãm “Chế độ Y quan triều Nguyễn”

Nhân dịp Festival Huế 2022, Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức triển lãm "Chế độ Y quan triều Nguyễn” tại Trung tâm nghệ thuật Lê Bá Đảng, Bảo tàng Mỹ thuật Huế.

Thông báo công khai đặt tên đường nhà khảo cổ học người Pháp Madeleine Colani

(HBĐT)  -  Căn cứ Nghị định số 91/2005/NĐ-CP, ngày 11/7/2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng (Nghị định số 91); Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT, ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ VH-TT&DL) hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 91 (Thông tư số 36).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục