(HBĐT) - Trên bước đường phát triển của Báo Hoà Bình, sự kiện ra mắt Trang thông tin điện tử năm 2006 là một dấu ấn đặc biệt. Khi đó, các đồng chí lãnh đạo tỉnh cũng rất quan tâm đến loại hình báo chí mới và coi đây là một kênh thông tin đối ngoại quan trọng của tỉnh.


Phóng viên Báo Hoà Bình điện tử thực hiện truyền hình trực tiếp Kỳ họp thứ tám, HĐND tỉnh khoá XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Ngày ra mắt 29/12/2006, đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ và Chủ tịch UBND tỉnh, cùng đồng chí Tổng Biên tập đã trực tiếp bấm nút khai trương. Các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã thăm nơi làm việc và động viên cán bộ, phóng viên cố gắng bắt nhịp nhanh với công việc mới, góp phần quảng bá, đưa hình ảnh tỉnh Hoà Bình ra cả nước và thế giới. Đồng thời, đưa thông tin đến gần hơn, nhanh hơn với người dân trong tỉnh, phục vụ tốt sự lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh.

Trang thông tin điện tử Báo Hoà Bình đi vào hoạt động đã kịp thời đưa thông tin của tỉnh toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội lên mạng internet, đến với độc giả khắp trong và ngoài nước. Trong đó, đặc biệt tập trung vào các thông tin quảng bá tiềm năng, thế mạnh, vẻ đẹp, văn hoá, con người Hoà Bình. Nếu trước đây, độc giả Báo Hoà Bình phải chờ đến kỳ mới đọc được báo in; từ khi có Trang thông tin điện tử có thể truy cập đọc thông tin về tỉnh bất cứ lúc nào, tại bất cứ đâu mà không giới hạn về thời gian, không gian.

Để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới, phòng Báo Hoà Bình điện tử được thành lập. Khi đó, phòng có 3 cán bộ, tôi "bén duyên” ngay từ những ngày đầu; sau đó, phòng bổ sung thêm 2 phóng viên, kỹ thuật viên. Mặc dù cán bộ cũ làm công việc mới, ít kinh nghiệm (Báo Hoà Bình là một trong những báo Đảng đầu tiên ở khu vực phía Bắc có Trang thông tin điện tử) nhưng tập thể phòng đã đoàn kết, sáng tạo, bắt nhịp nhanh và hoàn thành tốt nhiệm vụ. Kết quả rõ nét nhất là chất lượng nội dung, hình thức được ghi nhận và lượng truy cập được xếp vào hàng top khá so với khối báo Đảng địa phương. Với phương thức chuyển tải thông tin mới, đến năm 2012, lượng truy cập Trang thông tin điện tử Báo Hoà Bình đạt trên 55 triệu lượt từ 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới; năm 2016 tăng lên 76 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Trong chặng đường phát triển, Báo Hoà Bình không ngừng đổi mới. Tháng 4/2017, Trang thông tin điện tử tổng hợp được nâng cấp thành Báo Hòa Bình điện tử. Báo điện tử cập nhật kịp thời, chính xác thông tin trong tỉnh và tin tức nổi bật trong nước, quốc tế 24/24h. Đặc biệt, Báo điện tử đã có thêm phiên bản tiếng Anh, tiếng Mường. Đây được coi là bước đột phá đối với báo Đảng một tỉnh miền núi. Trong đó, phiên bản tiếng Anh có 10 chuyên mục như: Chính trị, kinh tế, văn hoá, du lịch, xã hội, ảnh... và cả truyền hình internet. Thông tin cũng được cập nhật kịp thời, đưa nhanh hình ảnh chính thống của tỉnh đến bạn bè quốc tế; trong đó, tập trung quảng bá, giới thiệu bản sắc văn hoá các dân tộc, các tiềm năng, cơ hội đầu tư, vẻ đẹp vùng đất, con người Hoà Bình - cái nôi của nền văn hoá Hoà Bình nổi tiếng thế giới.

Trong "thế giới phẳng”, những người bạn trong nước, quốc tế, những người con Hoà Bình xa quê, những nhà đầu tư, nhà nghiên cứu văn hoá - dân tộc, công chúng khắp thế giới... có thể truy cập vào Báo Hoà Bình điện tử bất cứ lúc nào để nắm bắt thông tin chính thống, tin cậy về tỉnh Hoà Bình. Tính đến hết tháng 7/2022, Báo Hoà Bình điện tử đã có trên 325 triệu lượt truy cập từ 204 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Bên cạnh đó, Báo Hoà Bình còn có các trang trên mạng xã hội Facebook, YouTube… để tiếp cận, chuyển tải thông tin chính thống về tỉnh bằng phương thức đa dạng đến công chúng. Đặc biệt, khi có các sự kiện lớn như SEA Games 31, chương trình nghệ thuật "Hoà Bình - Thanh âm xứ Mường” và Carnival 2022... thông tin được chuyển tải nhanh bằng cả tiếng Việt, Anh, Mường, gồm cả âm thanh, hình ảnh sinh động là ưu thế của báo điện tử và mạng xã hội thì lượng truy cập Báo điện tử và lượt xem kênh YouTube tăng mạnh, khẳng định uy tín, sự tin cậy, nhanh nhạy mang thương hiệu Báo Hoà Bình.

Những năm gần đây, Báo Hoà Bình điện tử nỗ lực đổi mới, bắt nhịp với xu thế phát triển của báo chí hiện đại, có thêm mục: Phát thanh internet, đọc báo in trên báo điện tử; truyền hình trực tiếp các sự kiện lớn; tọa đàm về các vấn đề nổi bật dư luận quan tâm. Báo đang nỗ lực tiếp cận, học hỏi để thực hiện các tác phẩm báo chí hiện đại như Megastory, E-magazine… nhằm tăng tính hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của công chúng.


Cẩm Lệ


Các tin khác


Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV "Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024

Ngày 17/4, tại Nhà Văn hoá huyện Lạc Sơn, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024.

Ấn tượng mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Năm học 2023 - 2024, Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi có 247 trẻ, chia thành 11 nhóm, lớp. Nhà trường có 36 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 96,4% trẻ là người dân tộc Mường và dân tộc Dao. Bên cạnh thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng quy định, nhà trường còn tạo dấu ấn với mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Mường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục