(HBĐT) - Ngày 29/8, Công viên di sản các nhà khoa học Việt Nam (xã Bắc Phong, Cao Phong) đã tổ chức buổi tọa đàm "Hợp tác phát triển du lịch Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam”. Tham gia tọa đàm có đại diện của hơn 50 đơn vị, doanh nghiệp lữ hành du lịch trên địa bàn tỉnh và TP Hà Nội.
Đại diện Công viên di sản chia sẻ định hướng phát triển, cơ sở hạ tầng và các loại hình dịch vụ của Công viên.
Tại buổi tọa đàm đại diện Công viên di sản đã giới thiệu khái quát về Công viên Di sản với diện tích rộng hơn 30 ha, được đầu tư xây dựng bài bản, với đa chức năng: Vui chơi, giải trí cùng những trải nghiệm bổ ích. Tại đây cung cấp đa dạng các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của du khách như: Tham quan, trải nghiệm (khám phá Di sản các nhà khoa học Việt Nam; tham gia các hoạt động STEM; giáo dục kỹ năng sống …); tổ chức sự kiện (hội nghị, hội thảo, sinh nhật, họp lớp…); tổ chức các chương trình ngoại khóa. Công viên có nhiều tiềm năng để thu hút du khách trong, ngoài nước và mong muốn được hợp tác cùng các đơn vị lữ hành, du lịch để hợp tác cùng phát triển”.
Phát biểu tại buổi tọa đàm, TS Vũ Văn Tuyên (Giám đốc Công ty du lịch Travelogy; Phó Chủ tịch Hội du lịch cộng đồng Việt Nam) nhấn mạnh: "Công viên Di sản cách thủ đô Hà Nội không xa, lợi thế để các công ty du lịch có thể xây dựng tour trải nghiệm mới cho du khách. Đặc biệt, Công viên nằm trên tuyến đường đi Mộc Châu, Sơn La, do vậy có thể kết nối để xây dựng tour, tuyến trải nghiệm phù hợp”.
Cũng tại buổi tọa đàm, Công viên Di sản đã ký kết hợp đồng hợp tác nhằm tạo sự liên kết với các đơn vị lữ hành, du lịch để cùng nhau phát triển trong thời gian tới.
Trong khuôn khổ buổi tọa đàm, đại diện các đơn vị đã được đi tham quan các không gian tại Công viên Di sản, trải nghiệm một số dịch vụ tại đây như bảo tàng, lưu trú, xe điện, STEAM…Với cơ sở vật chất đảm bảo phục vụ nhu cầu du lịch, tham quan của du khách và những ý nghĩa nhân văn mà Công viên Di sản đang bảo tồn, lưu trữ đã tạo ấn tượng tốt cho đoàn tham quan.
Đ.T
(HBĐT) - Văn hóa Hòa Bình (VHHB) là nền văn hóa thời đại đồ đá, được nhà khảo cổ học nữ người Pháp Madeleine Colani phát hiện và đặt tên từ những di tích hang động tìm thấy trong vùng núi đá vôi tỉnh Hòa Bình. Về phân bố, VHHB không chỉ tồn tại ở Việt Nam mà phân bố rất rộng ở Đông Nam Á lục địa, kéo dài từ Nam Trung Quốc đến đảo Sumatra (Indonesia), Miến Điện và Philippines. Ở Việt Nam, VHHB phân bố phần lớn ở tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa, chiếm trên 80% tổng số di tích của văn hóa này. Phần còn lại phân bố rải rác ở các tỉnh: Thái Nguyên, Lai Châu, Sơn La, Ninh Bình, Hà Nam, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ninh, Quảng Bình, Quảng Trị…
(HBĐT) - Sau thời kỳ tái lập tỉnh (tháng 10/1991), trụ sở Báo Hòa Bình tại làng chuyên gia Sông Đà, thực sự là "ngôi nhà báo chí” của các nhà báo và cộng tác viên (CTV), thông tin viên (TTV) tâm huyết tỉnh nhà. Thời điểm đó, ngoài 4 nhà báo từ Báo Hà Sơn Bình "ngược núi” trở về xây dựng Báo Hòa Bình (gồm nhà báo Bùi Ỉnh, Trần Sĩ Thập và các cố nhà báo Bùi Tiến Thịnh, Lê Thưởng), số phóng viên còn quá ít ỏi thì các tin, bài, ảnh của CTV, TTV từ các huyện, thị trong tỉnh và các sở, ban, ngành gửi cho Báo thực sự quý giá.
(HBĐT) - Người Tày ở vùng cao huyện Đà Bắc có chữ viết riêng theo hệ chữ Sanskrit có nguồn gốc từ Ấn Độ, thông qua mẫu tự Khmer. Chữ Tày xuất hiện từ thế kỷ thứ XI đến nay đã được thế giới công nhận là 1 trong 4 văn tự cổ của Đông Nam Á.
(HBĐT) - Hiện nay, huyện Lạc Sơn có 9/24 xã, thị trấn có người theo tôn giáo, trong đó, đạo Công giáo có 19 xóm, phố với 700 hộ gia đình, 2.940 tín đồ; không có đạo lạ, đạo khác; dân tộc Mường chiếm 97,03%, còn lại là dân tộc Kinh, chủ yếu là đồng bào ở các tỉnh Nam Định, Ninh Bình lên khai hoang từ năm 1960.
(HBĐT) - Theo các nghiên cứu, dân tộc Mường là 1 trong 26 dân tộc thiểu số ở Việt Nam chưa có chữ viết chính thức. Điều này khiến việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường gặp không ít khó khăn, nhiều bản sắc riêng dần phai nhạt. Đầu năm 2017, khi Bộ chữ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình được ban hành đã mở ra một giai đoạn mới cho việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa Mường.