(HBĐT) - 15 năm đi vào hoạt động, với sứ mệnh nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị di sản của các nhà khoa học Việt Nam, Công ty TNHH trung tâm nghiên cứu bảo tồn di sản tiến sĩ Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận. Đặc biệt là công ty có vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu, nghiên cứu về cuộc đời các nhà khoa học, lịch sử các ngành, lĩnh vực khoa học, lịch sử giáo dục, chính trị - xã hội.


Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam (xã Bắc Phong, Cao Phong) là điểm đến hấp dẫn, thu hút nhiều du khách tham quan, nhất là thế hệ trẻ. 

Là một trong những công trình lớn của Công ty TNHH trung tâm nghiên cứu bảo tồn di sản tiến sĩ Việt Nam, Dự án Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam được cấp giấy phép kinh doanh lần thứ nhất vào tháng 6/2008. Nhờ sự đầu tư, cải tạo của công ty mà từ một vùng đất đồi chỉ trồng cam và mía, hiện, Công viên di sản không chỉ phát triển như một công viên đa chức năng mà còn được xem là dự án xanh, lá phổi của vùng đất Bắc Phong (Cao Phong). Bởi trong tổng diện tích 28,52 ha, có tới trên 350 loại cây với hơn 5.000 cá thể cây được trồng. 

Nhằm lưu giữ, phát huy giá trị di sản của các nhà khoa học để kho tàng kiến thức không bị mai một theo thời gian, trong suốt những năm qua, công tác nghiên cứu, sưu tầm các nhà khoa học và phát huy di sản được Công ty TNHH trung tâm nghiên cứu bảo tồn di sản Tiến sĩ Việt Nam đặc biệt quan tâm. Qua đó đã thu hút công chúng và tạo môi trường học tập, trải nghiệm cho thế hệ trẻ. Toàn thể lãnh đạo, cán bộ các phòng, ban đã thực hiện tốt việc bảo quản, lưu giữ hơn 70 vạn tài liệu, hiện vật của các nhà khoa học. Bên cạnh đó đã nghiên cứu, viết và xuất bản các bộ sách: Di sản ký ức của nhà khoa học (tập 9); Những câu chuyện hiện vật (tập 5); Muôn nẻo đường đến thành công; Hồ sơ những hạt giống bí mật… Ngoài ra còn xây dựng và bổ sung, làm mới nội dung triển lãm "Thẳm sâu trong từng kỷ vật", trưng bày "Giải thưởng Hồ Chí Minh của các nhà khoa học Việt Nam" và tổ chức các hoạt động giáo dục di sản, giáo dục giá trị, kỹ năng sống thông qua di sản của các nhà khoa học Việt Nam. 

Thạc sĩ Trần Bích Hạnh, Giám đốc Công ty TNHH trung tâm nghiên cứu bảo tồn di sản Tiến sĩ Việt Nam cho biết: Thông qua các hoạt động sưu tầm, bảo quản và lưu giữ tài liệu về các nhà khoa học Việt Nam, Công ty muốn lan tỏa, tạo động lực cho thế hệ trẻ phấn đấu, cố gắng trong học tập cũng như lao động, đưa đất nước ngày càng phát triển. Để đạt được những điều đó, thời gian tới, công ty tập trung phát triển du lịch theo hướng kết hợp vừa học vừa chơi, là điểm tổ chức các hoạt động ngoại khóa, sự kiện của tỉnh và các tỉnh lân cận. Đặc biệt, công ty đề cao công tác giáo dục di sản với chương trình giảng dạy phù hợp từng lứa tuổi để phát huy khối di sản các nhà khoa học Việt Nam, tạo nên một địa chỉ giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống tin cậy cho các nhà trường trong và ngoài tỉnh. 

Với những đóng góp quan trọng, Công ty TNHH trung tâm nghiên cứu bảo tồn di sản Tiến sĩ Việt Nam đã vinh dự được nhận nhiều bằng khen của Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam và của UBND tỉnh... 


T.H

Các tin khác


Trưng bày sách, tài liệu kỷ niệm 68 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Trưng bày giới thiệu nhiều tư liệu, hình ảnh, những cuốn sách quý về Bác Hồ với Thủ đô, ý nghĩa của ngày Giải phóng Thủ đô và những tấm gương điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước trên địa bàn.

Hội thi Tuyên truyền cổ động huyện Yên Thủy năm 2022

(HBĐT) - Trong 2 ngày 4 - 5/10, tại nhà văn hóa trung tâm, UBND huyện Yên Thủy tổ chức hội thi Tuyên truyền cổ động năm 2022 với chủ đề: "Tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc huyện Yên Thủy; các nội dung về xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng đô thị văn minh”.

Hang Muối - dấu tích nền Văn hóa Hòa Bình

(HBĐT)- Hang Muối (thị trấn Mãn Đức - Tân Lạc) còn có tên là hang Màn và là di tích khảo cổ thuộc nền Văn hoá Hoà Bình (VHHB) có niên đại từ 10.000 - 7.000 năm cách ngày nay.

Ngăn chặn việc “tân trang” di tích

Bức tường gạch cổ và cổng phụ ở chùa Kim Liên (phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội) vừa mới bị nhà chùa tự ý đập đi xây mới. Tam quan chạm trổ tinh xảo và bức tường gạch cổ chính là những hạng mục được khách du lịch ưa thích nhất khi đến danh thắng nổi tiếng này.

Chuẩn bị chu đáo cho Lễ khai mạc Ngày hội Văn hóa dân tộc Dao toàn quốc lần thứ II

Nhằm chuẩn bị chu đáo cho Lễ khai mạc Ngày hội Văn hóa dân tộc Dao toàn quốc lần thứ II, tối 5/10, tại Quảng trường Võ Nguyên Giáp, (thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên), Ban Tổ chức chương trình Ngày hội đã tổ chức tổng duyệt Lễ khai mạc. Đại diện lãnh đạo Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên cùng các sở, ban, ngành liên quan đã tham dự chương trình.

Kết quả thực hiện lưu trữ, bảo vệ hình khắc trên đá tại suối Cỏ, xã Mỹ Thành

(HBĐT) - Tại xã Mỹ Thành (Lạc Sơn), Sở VH-TT&DL vừa tổ chức hội nghị thông báo kết quả thực hiện các bước lưu trữ, bảo vệ các hình khắc trên đá tại suối Cỏ, xóm Rậm, xóm Chum Bùi, xã Mỹ Thành.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục