(HBĐT) - Tại xã Thung Nai (Cao Phong), Bảo tàng tỉnh vừa tổ chức khai trương trưng bày chuyên đề "Lịch sử tỉnh Hoà Bình từ năm 1886 đến năm 1975”.
Các đại biểu thăm quan hiện vật trưng bày và nghe giới thiệu về lịch sử tỉnh Hoà Bình từ năm 1886 - 1975.
Tỉnh Hòa Bình được thành lập ngày 22/6/1886 theo Nghị định của Kinh lược Bắc Kỳ với tên gọi là tỉnh Mường, gồm có 4 Phủ: Vàng An, Lạc Sơn, Lương Sơn và Chợ Bờ. Ngày 5/9/1896, tỉnh lỵ được chuyển từ Chợ Bờ về đóng tại làng Vĩnh Diệu, xã Hòa Bình thuộc TP Hòa Bình ngày nay. Từ đó chính thức mang tên tỉnh Hòa Bình với 4 châu: Lương Sơn, Kỳ Sơn, Mai Đà và Lạc Sơn, bao gồm cả huyện Lạc Thủy. Trải qua nhiều lần thay đổi về địa giới hành chính, đến nay, tỉnh Hòa Bình có 10 huyện, thành phố; 6 dân tộc chính là Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, Mông.
Nhân dân tỉnh Hoà Bình có truyền thống đoàn kết, cần cù trong lao động sản xuất, anh dũng, kiên cường trong đấu tranh dựng nước và giữ nước. Với gần 300 tài liệu hiện vật gốc gồm: các tài liệu, hiện vật tiêu biểu từ khi thành lập tỉnh và các cuộc đấu tranh giành độc lập từ năm 1886 – 1975; ảnh tư liệu mô tả về quá trình thành lập tỉnh và các cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân dân các dân tộc trong tỉnh giới thiệu, minh họa cho các nội dung trưng bày; tài liệu khoa học phụ (các bản trích giới thiệu, pano minh họa, khánh tiết...) được trưng bày đã giới thiệu khái quát quá trình thành lập tỉnh và lịch sử đấu tranh giành chính quyền của quân và dân tỉnh Hòa Bình.
Thông qua đợt trưng bày nhằm tạo cơ hội để khách thăm quan được tiếp xúc trực tiếp với những hiện vật, tư liệu liên quan đến quá trình thành lập tỉnh; những mốc son quan trọng trong lịch sử đấu tranh của quân và dân tỉnh Hòa Bình. Qua đó khơi dậy niềm tự hào, tự tôn dân tộc, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết và giáo dục thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về lịch sử tỉnh nhà.
Đỗ Hà
(HBĐT) - Thực hiện hướng dẫn của Ban Thường trực Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam về tổng kết 20 năm tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc giai đoạn 2003-2023, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh đã ban hành kế hoạch tổ chức hội nghị tổng kết.
Hằng năm, khi những nhành hoa Dook-khoun (Muồng Hoàng Yến) buông từng chùm dài, khoe sắc vàng óng ả, đẹp đến nao lòng trên những bản làng, những con phố của đất nước Triệu Voi cũng là lúc người Lào nô nức chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc, Bunpimay hay còn gọi là Boun Hot Nam (Lễ hội té nước), để cầu mong nước về, cho cuộc sống sinh sôi, đâm chồi, nảy lộc.
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, chiều tối 12/4, chương trình giao lưu chúc mừng Tết cổ truyền Bunpimay (Lễ hội năm mới) của người dân Lào đã diễn ra tại trụ sở Đại sứ quán Lào ở thủ đô Brussels của Bỉ.
(HBĐT) - Những tháng đầu năm, trên địa bàn huyện Tân Lạc có một số lễ hội tín ngưỡng dân gian diễn ra, nổi bật là lễ hội Khai hạ dân tộc Mường được tổ chức quy mô cấp tỉnh, lễ hội chùa Kè quy mô cấp xã. Hoạt động tín ngưỡng dân gian tiêu biểu này cùng với các nghi lễ trong đời sống tín ngưỡng dân tộc của người dân được tổ chức quy mô gia đình, dòng họ bảo đảm việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp, giữ an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp (12/4/1973 - 12/4/2023) và 10 năm quan hệ Đối tác chiến lược (2013 - 2023), ngày 9/4, Bảo tàng Đà Nẵng phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức chương trình "Dấu ấn văn hóa Pháp tại Đà Nẵng”.