Ngày 22/4, tại Khách sạn Pearl River, Hải Phòng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản và Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng họp báo cung cấp thông tin về Lễ hội Văn hóa dân gian biển đảo Việt Nam được tổ chức lần đầu tiên và Khai mạc Lễ hội Biển Đồ Sơn – Hải Phòng 2023.
PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng Sản giới thiệu tầm quan trọng và hoạt động nổi bật các lễ hội.
Tại buổi họp báo, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Hà, Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản cho biết, trong suốt chiều dài lịch sử và trong chiến lược phát triển đất nước giai đoạn hiện nay, biển đảo luôn là tuyến phòng thủ chiến lược, là không gian để lo việc sinh kế, đồng thời là nguồn lực văn hóa quan trọng của đất nước. Trong đời sống văn hóa người Việt luôn có văn hóa biển đảo với các giá trị rất đặc sắc, phong phú.
Hải Phòng là 1 trong 28 tỉnh, thành phố ven biển của cả nước, là nơi ghi dấu nhiều chiến công oanh liệt của cha ông trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm và mở mang bờ cõi. Đây chính là những lý do hết sức quan trọng để Ban tổ chức chọn Hải Phòng là địa phương tổ chức sự kiện quốc gia đầu tiên về văn hóa dân gian biển đảo Việt Nam. Chương trình nhằm phục dựng, tái hiện các nghi thức và trình diễn nghi thức dân gian Việt Nam gắn liền với cuộc sống của cộng đồng dân cư miền biển, tôn vinh ý chí, khát vọng và nghị lực của quân và dân, cán bộ, chiến sỹ các lực lượng đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của dân tộc, khẳng định tinh thần đoàn kết toàn dân tộc.
Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng Lê Khắc Nam, Hải Phòng có 126km bờ biển, với ba hòn đảo lớn gồm Bạch Long Vỹ, Cát Bà và bán đảo Đồ Sơn. Những khu vực này không chỉ là vùng phòng thủ chiến lược của thành phố mà còn là không gian định hình lịch sử, sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, với các dấu mốc tiêu biểu như Nữ tướng Lê Chân là người khai khẩn, lập nên An Biên Trang xưa (tiền thân của Hải Phòng ngày nay) hay chiến công hiển hách của Đức vương Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Đồ Sơn, Hải Phòng là nơi xuất phát của những chuyến tàu không số, hình thành đường Hồ Chí Minh trên biển. Giai đoạn hiện nay, biển đảo là nguồn lực quan trọng để Hải Phòng xây dựng cảng biển, thu hút đầu tư, phát triển du lịch. Chính vì vậy, việc tổ chức Lễ hội Văn hóa dân gian biển đảo Việt Nam là hoạt động hết sức có ý nghĩa đối với thành phố Hải Phòng, góp phần quảng bá lịch sử đất và người thành phố Cảng đến với bạn bè trong nước, quốc tế.
Theo Ban Tổ chức, Lễ hội Văn hóa dân gian Biển đảo Việt Nam và khai mạc Lễ hội Biển Đồ Sơn - Hải Phòng 2023 bao gồm một chuỗi chương trình khoa học, thể thao, văn hóa. Cụ thể, ngày 28/4, Tạp chí Cộng sản phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng tổ chức hội thảo khoa học cấp quốc gia: Văn hóa Biển Đảo Việt Nam-Giá trị truyền thống và khát vọng phát triển bền vững với sự tham dự của nhiều học giả, nhà lý luận từ nhiều vùng trên cả nước.
Ngày 29/4, tại Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng, Đồ Sơn diễn ra liên hoan trò chơi dân gian biển đảo gồm 3 môn đua thuyền rồng, bóng chuyền bãi biển và kéo co, thu hút 10 tỉnh, thành phố ven biển tham dự với hơn 300 vận động viên. Các hoạt động thể thao và trò chơi dân gian đặc sắc nhằm tôn vinh những nét đẹp truyền thống của Hải Phòng nói riêng cũng như văn hóa biển đảo Việt Nam nói chung, cổ vũ tinh thần rèn luyện sức khỏe thể chất để lao động và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân.
Điểm nhấn của Lễ hội là chương trình biểu diễn nghệ thuật diễn ra vào tối 29/4 tại quảng trường Khu du lịch Quốc tế Đồi Rồng - Dragon Beach, Đồ Sơn, Hải Phòng. Chương trình dàn dựng công phu với kịch bản chặt chẽ, nội dung đa dạng và phong phú với nhiều chương, tiết mục được đầu tư về ý nghĩa nghệ thuật, kịch bản dàn dựng, ý tưởng sân khấu cùng sự tham dự của hàng trăm diễn viên, nghệ sỹ, vũ công, phần lớn đang công tác và hoạt động tại các nhà hát và tụ điểm văn hóa - nghệ thuật trên địa bàn Hải Phòng, cùng nhiều nghệ sỹ nổi tiếng trong cả nước như Thu Phương, Dương Hoàng Yến, Đông Hùng, nhóm OPlus. Màn trình diễn pháo hoa đặc sắc kéo dài 15 phút vào cuối chương trình sẽ là một cái kết đầy mãn nhãn cho một chương trình nghệ thuật công phu, mở màn cho một mùa du lịch biển sôi động tại Đồ Sơn, Hải Phòng.
Theo Baotintuc.vn
(HBĐT) - Ngày 21/4, tại Sân vận động huyện Yên Thủy, UBND huyện Yên Thủy phối hợp với các Sở: TT&TT; VH-TT&DL; GD&ĐT tổ chức Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ II, năm 2023 với chủ đề: Sách "Nhận thức – đổi mới – sáng tạo”.
(HBĐT) - Sáng 21/4, tại trường TH&THCS Thái Bình, Thành Đoàn phối hợp Phòng GD&ĐT TP Hòa Bình tổ chức Ngày hội Sách và văn hoá đọc Việt Nam năm 2023 với chủ đề "Sách - nhận thức - đổi mới - sáng tạo".
Năm 2005, Việt Nam là một trong 30 quốc gia đầu tiên gia nhập Công ước của UNESCO về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Từ đó đến nay, Việt Nam đã 2 lần trúng cử vào Ủy ban liên Chính phủ Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (nhiệm kỳ 2006 - 2010 và 2022 - 2026). Điều này cho thấy những đóng góp của Việt Nam về bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể được công nhận; thể hiện sự tin tưởng của cộng đồng quốc tế đối với khả năng đóng góp, năng lực điều hành của nước ta tại các thể chế đa phương toàn cầu.
Bằng sự kết nối giữa hình ảnh và thơ, triển lãm là sự tái hiện những dấu mốc của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ cũng như cuộc sống đời thường của vị Tổng Tư lệnh quân đội và tình cảm nhân dân dành cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Tại tỉnh Phú Thọ, nhiều hoạt động phong phú sẽ được tổ chức trong Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa du lịch đất Tổ năm nay.
(HBĐT) - Tại xã Thung Nai (Cao Phong), Bảo tàng tỉnh vừa tổ chức khai trương trưng bày chuyên đề "Lịch sử tỉnh Hoà Bình từ năm 1886 đến năm 1975”.