Chương trình nghệ thuật đặc sắc "Hà Tĩnh - Trang thơ hòa cánh sóng” quy tụ nhiều ca sỹ nổi tiếng và màn bắn pháo hoa dài 15 phút… là những hoạt động diễn ra tại lễ khai trương du lịch biển Hà Tĩnh vào 20h tối nay (22/4).

Tối 22/4, tại quảng trường Khu du lịch Xuân Thành (Nghi Xuân), UBND tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức lễ khai trương du lịch biển Hà Tĩnh năm 2023 với chủ đề "Hà Tĩnh – Trang thơ hòa cánh sóng”.

Các đồng chí lãnh đạo Trung ương, nguyên lãnh đạo Trung ương; Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh cùng đông đảo người dân và du khách tham dự.


Các đại biểu tham dự buổi lễ

Mở đầu lễ hội là màn hát múa "Bình minh trên biển”.

Phát biểu khai mạc lễ hội, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu giới thiệu về tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch biển Hà Tĩnh. Theo đó, Hà Tĩnh có nhiều danh nhân, danh thắng, di sản văn hoá và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp đã đi vào thơ ca, nhạc họa.

Những bờ biển nối dài tuyệt đẹp như Xuân Thành, Xuân Hải, Thiên Cầm, Kỳ Xuân, Kỳ Ninh… Những di tích, danh nhân văn hóa đặc biệt như: Đại thi hào Nguyễn Du, chùa Hương Tích, Ngã ba Đồng Lộc… Những làn điệu dân ca ví, giặm, ca trù, lẩy Kiều mộc mạc mà say đắm lòng người…


Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu phát biểu khai mạc

Những cảnh đẹp đầy hấp dẫn, lôi cuốn như: Thác Vũ Môn, Vườn Quốc gia Vũ Quang, suối nước nóng Sơn Kim, hồ Kẻ Gỗ… Những đặc sản và ẩm thực địa phương được kết tinh từ tình đất, tình người và văn hóa Hà Tĩnh như: Cam bù Hương Sơn, cam Khe Mây, bưởi Phúc Trạch, nhung hươu, kẹo cu đơ, bánh gai, hến Đức Thọ, thịt dê Hương Sơn, mực nháy Vũng Áng, rượu nếp Can Lộc… cùng rất nhiều sản phẩm OCOP độc đáo đã làm hài lòng du khách gần xa.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu nhấn mạnh: Chính sự chân thành, mộc mạc, mến khách, nghĩa tình của người dân địa phương… tất cả đã góp phần tạo nên thương hiệu du lịch Hà Tĩnh trên bản đồ du lịch quốc gia, góp phần làm cho du lịch phát triển bền vững.

Ngay sau phần khai mạc là chương trình nghệ thuật đặc sắc với chủ đề: "Hà Tĩnh – Trang thơ hòa cánh sóng”.


Trường đoạn: Đất thi nhân nguồn cội, nguồn thơ


Rất đông người dân và du khách về Xuân Thành tham gia lễ khai trương du lịch biển Hà Tĩnh

Chương trình nghệ thuật có chủ đề: "Hà Tĩnh - Trang thơ hòa cánh sóng”, gồm 3 trường đoạn: "Đất thi nhân nguồn cội nguồn thơ”, "Chuyện tình người Hà Tĩnh” và "Khát vọng vươn xa cùng cánh sóng”.

Tại chương trình, khán giả sẽ được thưởng thức nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc, được dàn dựng công phu qua sự thể hiện của nhiều nghệ sỹ, ca sỹ nổi tiếng như: Kyo York, Đăng Thuật, Thanh Quý, Thanh Tài, Phan Quỳnh Anh, Hải Lê, Tiến Hưng...

Sau chương trình nghệ thuật là màn trình diễn bắn pháo hoa chào mừng thành công lễ khai trương. Với 180 giàn pháo, màn bắn pháo hoa lên tới độ cao 120m, diễn ra trong vòng 15 phút sẽ giúp khán giả chứng kiến những khoảnh khắc đẹp mắt.

Theo Baohatinh.vn

Các tin khác


Tết Thanh minh của người Mường ở huyện Lạc Sơn

(HBĐT) - Theo sử sách, vào thời nhà Lý, Tết Hàn thực của Trung Hoa đã du nhập vào đất nước ta do ảnh hưởng của văn hóa phương Bắc, nhưng đã được biến đổi mang đậm màu sắc truyền thống, phù hợp với phong tục, tập quán và tín ngưỡng của từng địa phương, dân tộc và nay gọi đó là Tết Thanh minh (hay tiết thanh minh). Thanh minh là tiết thứ năm trong "nhị thập tứ khí". "Thanh” nghĩa là khí trong, còn "minh” là sáng sủa. Thanh minh có nghĩa là trời mát mẻ, quang đãng. Vào ngày Tết Thanh minh, hầu hết mọi người từ già, trẻ, trai, gái đều ra phần mộ của dòng họ để quét dọn, sửa sang, bày mâm cúng tỏ lòng thành kính, biết ơn cha mẹ, tổ tiên.

Hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ II, năm 2023

(HBĐT) - Ngày 21/4, tại Sân vận động huyện Yên Thủy, UBND huyện Yên Thủy phối hợp với các Sở: TT&TT; VH-TT&DL; GD&ĐT tổ chức Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ II, năm 2023 với chủ đề: Sách "Nhận thức – đổi mới – sáng tạo”.

Thành phố Hòa Bình hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc 

(HBĐT) - Sáng 21/4, tại trường TH&THCS Thái Bình, Thành Đoàn phối hợp Phòng GD&ĐT TP Hòa Bình tổ chức Ngày hội Sách và văn hoá đọc Việt Nam năm 2023 với chủ đề "Sách - nhận thức - đổi mới - sáng tạo".

Dấu ấn Việt Nam sau 20 năm thực hiện Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể

Năm 2005, Việt Nam là một trong 30 quốc gia đầu tiên gia nhập Công ước của UNESCO về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Từ đó đến nay, Việt Nam đã 2 lần trúng cử vào Ủy ban liên Chính phủ Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (nhiệm kỳ 2006 - 2010 và 2022 - 2026). Điều này cho thấy những đóng góp của Việt Nam về bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể được công nhận; thể hiện sự tin tưởng của cộng đồng quốc tế đối với khả năng đóng góp, năng lực điều hành của nước ta tại các thể chế đa phương toàn cầu.

Triển lãm “Theo dấu chân Đại tướng” tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam

Bằng sự kết nối giữa hình ảnh và thơ, triển lãm là sự tái hiện những dấu mốc của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ cũng như cuộc sống đời thường của vị Tổng Tư lệnh quân đội và tình cảm nhân dân dành cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Lễ hội Đền Hùng và dấu ấn di sản văn hóa phi vật thể

Tại tỉnh Phú Thọ, nhiều hoạt động phong phú sẽ được tổ chức trong Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa du lịch đất Tổ năm nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục