Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, tại Liên hoan nghệ thuật Oerol (Oerol Festival) diễn ra cuối tuần qua tại đảo Terschelling thuộc tỉnh Friesland (Hà Lan), Nhà hát Veenfabrik đã dàn dựng và công diễn vở kịch theo phong cách hiện đại "Wereld van Wie?” (Thế giới của ai?).


Các diễn viên Nhà hát Veenfabrik chụp ảnh lưu niệm với Đại sứ Việt Nam tại Hà Lan Phạm Việt Anh và phu nhân.

Đây là câu chuyện về cuộc đời của Phi Nguyễn, một cậu bé sinh ra tại cố đô Huế, lưu lạc sang Hà Lan từ năm 3 tuổi, lênh đênh, rồi trưởng thành với những thăng trầm của cuộc đời. Vở kịch là sự hòa trộn sáng tạo của lời thoại đơn giản nhưng giàu triết lý nhân sinh xen kẽ với nền nhạc Việt Nam đượm chất dân ca, từ hò Huế đến Lý Cây đa, chuyển qua một thoáng Cô đôi thượng ngàn.

Nhà hát đã mời Nhạc sĩ Ngô Hồng Quang, người từng tốt nghiệp Nhạc viện La Haye vài năm trước trở lại trong vai trò vừa là nhạc công biểu diễn đàn bầu, nhị và kèn môi, vừa cố vấn về phong tục, tập quán Việt Nam và dạy cho các diễn viên khác hát Lý Cây đa bằng tiếng Việt.

Đặc sắc hơn nữa là sự kết hợp giữa diễn kịch với việc giới thiệu văn hóa cổ truyền Việt Nam, như tục thờ cúng tổ tiên, cây đa, bến nước, Tết Nguyên đán, chấm phá hoa văn rồng, phượng nơi cung đình Huế, và cuối cùng là một bữa cơm chay thuần Việt cho toàn bộ khán giả. Không gian kịch rất mở, thoáng đãng ngay bờ biển. Diễn viên, nhạc công đồng thời là người phục vụ.

Phi Nguyễn, nhân vật trong vở kịch, có nghề chính là đầu bếp, nhưng anh say mê và khá thành công trên sân khấu kịch. Ngay trước Festival Oerol, anh được đề cử giải Louis d’Or danh giá của Hà Lan dành cho nam diễn viên suất sắc nhất trong năm. Trong vở "Thế giới của ai?”, anh vừa thủ vai diễn chính đồng thời cũng đảm nhiệm vai trò bếp trưởng.

Các diễn viên và nhạc công vừa thoại vừa chế biến rau, đậu, đơm cơm và dọn thức ăn ra bàn. Tất cả đều nằm trong kịch bản. Khán giả vô cùng thích thú và thực sự bị dẫn dắt theo câu chuyện với những vui buồn cùng nhân vật.

Trong dịp này, đoàn kịch Veenfabrik phục vụ gần 10.000 người. Rất nhiều khán giả khẳng định sau khi xem kịch, họ cảm thấy Việt Nam gần gũi hơn. Vở kịch càng thành công, càng cảm thông sự vất vả của diễn viên. Mỗi ngày họ diễn 2 suất giữa nắng trời và gió của Biển Bắc, đêm về lại chuẩn bị thức ăn cho hôm sau, rồi dọn dẹp… Thế nhưng, không ai tỏ ra mệt mỏi mà luôn luôn nụ cười trên môi. Đơn giản vì họ nhận được sự mến mộ của khán giả.

Liên hoan nghệ thuật Oerol là sự kiện hàng năm của Hà Lan và đã được duy trì trong suốt 40 năm qua, thu hút gần 50.000 khán giả mỗi dịp, gấp 10 lần dân số của đảo. Năm nay, chương trình Oerol Festival diễn ra từ ngày 9 đến 18/6 với 40 đơn vị nghệ thuật của Hà Lan tham gia.

 


Theo Baotintuc

Các tin khác


Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục