Ngày hội Du lịch Văn hóa Chợ nổi Cái Răng (Ngày hội) là sự kiện thường niên do UBND quận Cái Răng và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ tổ chức, nhằm hưởng ứng Ngày Du lịch Việt Nam (9-7), đồng thời cũng là sự kiện góp phần gìn giữ, gắn kết bảo tồn di sản Văn hóa chợ nổi. Năm nay, Ngày hội có nhiều hoạt động mới với đa trải nghiệm.




Du khách tại Ngày hội Du lịch Văn hóa chợ nổi Cái Răng năm 2023.

Ngày hội Du lịch Văn hóa Chợ nổi Cái Răng được tổ chức lần đầu năm 2016, thời điểm Văn hóa Chợ nổi Cái Răng được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Qua 6 lần tổ chức, Ngày hội đã trở thành sự kiện không thể thiếu, kết nối và gắn liền với đời sống sinh hoạt của người dân chợ nổi.

Ngày hội là sự kiện thường niên để giới thiệu, quảng bá đất và người Cần Thơ, góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát huy di sản, từng bước mang đến diện mạo mới cho chợ nổi Cái Răng, thu hút du khách gần xa.

Ðến với Ngày hội, du khách có dịp được trải nghiệm thực tế đời sống của người dân thương hồ, hiểu hơn về văn hóa sông nước Tây Nam Bộ qua các hoạt động đa dạng. Với người dân chợ nổi, Ngày hội càng ý nghĩa hơn khi là dịp để thể hiện tấm lòng hiếu khách của người miền Tây, giới thiệu những nét đẹp văn hóa sông nước Cần Thơ.

Ngày hội lần thứ VII năm 2023 có chủ đề Bảo tồn và phát triển Văn hóa Chợ nổi Cái Răng, diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 10 đến 12-7 tại Ðiểm dừng chân chợ nổi Cái Răng (số 17/2, đường Võ Tánh, khu vực Yên Thuận, phường Lê Bình).

Năm nay, Ngày hội có 15 hoạt động với các điểm nhấn, như: lễ khai mạc, diễu hành tàu du lịch trên sông, Hội thi Nét đẹp áo bà ba xưa và nay, Hội thi trưng bày mô hình ghe tàu - cây bẹo mua bán nông sản trên chợ nổi Cái Răng, Ngày hội chuyển đổi số du lịch giữa TP Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành ÐBSCL. Ðặc biệt, tại sự kiện năm nay, hoa hậu Bảo Ngọc là đại sứ hình ảnh.

Lễ khai mạc diễn ra vào ngày 10-7 tại tại Ðiểm dừng chân chợ nổi Cái Răng với chương trình biểu diễn nghệ thuật được dàn dựng công phu, nhấn mạnh những nét đặc trưng trong đời sống của người dân miền sông nước, nét độc đáo của văn hóa chợ nổi Cái Răng.

Ngày hội còn có hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch, gian hàng giới thiệu sản phẩm OCOP, nông sản địa phương, bánh dân gian, biểu diễn đờn ca tài tử trên chợ nổi, giải đua thuyền rồng mở rộng, hoạt động an sinh xã hội, biểu diễn văn nghệ, các hoạt động bảo vệ môi trường vớt rác trên sông,…

Chị Trần Thị Kiều Trang (du khách từ TP Hồ Chí Minh) cho biết: "Trải nghiệm các hoạt động tại đây, điều tôi thấy thú vị nhất là các ghe hàng mô hình trưng bày tại khu vực bến sông”.

Còn anh Ðoàn Lê Hoàng Khang (du khách từ Hà Nội) nói: "Tôi ấn tượng với các sản phẩm OCOP vì mang nét rất đặc trưng của địa phương và du khách có thể mua về làm quà. Như các sản phẩm cá tra bè sấy, kẹo dừa có thể đóng gói dễ dàng. Các sản phẩm vừa ngon vừa có nguồn gốc rõ ràng nên tôi an tâm mua”.

Ðể chuẩn bị cho Ngày hội diễn ra an toàn, tốt đẹp, UBND quận Cái Răng đã kết hợp với các ngành hữu quan xây dựng kế hoạch phân luồng các tuyến giao thông, đảm bảo lưu thông an toàn cho du khách. Các món ăn, trái cây bày bán được tuyển chọn từ những cơ sở uy tín, an toàn vệ sinh thực phẩm, niêm yết giá công khai.

Công tác giữ an ninh trật tự, an toàn, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy được siết chặt để người dân an tâm đến tham quan và vui chơi, giải trí. Các lực lượng túc trực thường xuyên tại khu chính diễn ra hoạt động và tuần tra trên chợ nổi Cái Răng, khu vực Bến Ninh Kiều.


Theo baocantho.vn

Các tin khác


Bảo tồn, phát huy giá trị âm nhạc dân tộc

(HBĐT) - Cuộc thi Độc tấu và Hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc - 2023 diễn ra từ ngày 20 - 26/6 tại Cung Văn hoá tỉnh Hoà Bình, do Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Hội Nhạc sĩ Việt Nam và Sở VH-TT&DL tỉnh Hòa Bình tổ chức khép lại đã đem đến cho khán giả yêu âm nhạc nhiều cảm xúc với cái nhìn đa sắc màu và ấn tượng sâu đậm về nhạc cụ dân tộc.

Giữ gìn chữ viết của đồng bào dân tộc Dao

(HBĐT) - Là một trong số ít dân tộc có chữ viết và còn được sử dụng khá thường xuyên cho đến nay, chữ viết Nôm Dao đang được cấp uỷ, chính quyền quan tâm, cộng đồng dân tộc Dao ở các địa phương trong tỉnh tham gia bảo tồn, phát huy giá trị tri thức bản địa.

Khám phá quần thể di tích quốc gia hang động núi Niệm

(HBĐT) - Quần thể hang động, danh thắng núi Niệm, thôn Chùa, xã Phú Thành (Lạc Thủy) được xếp hạng di tích cấp quốc gia theo Quyết định số 2835, ngày 20/8/2013 của Bộ VH-TT&DL, được quản lý theo quy định của pháp luật về di sản văn hoá, giao cho người dân thôn Chùa trực tiếp quản lý. Chính quyền và người dân xã quan tâm bảo vệ, gìn giữ, khai thác quần thể di tích, thu hút nhiều du khách đến thăm quan, chiêm bái.

Liên hoan Tiếng hát người cao tuổi thành phố Hòa Bình lần thứ nhất, năm 2023

(HBĐT) - Ngày 6/7, Liên hoan Tiếng hát người cao tuổi (NCT) thành phố Hòa Bình lần thứ nhất, năm 2023 được tổ chức thu hút gần 200 hội viên thuộc 19 Hội NCT xã, phường trên địa bàn.

Khám phá các giá trị nghệ thuật của di sản tranh Hàng Trống

Tranh Hàng Trống là dòng tranh dân gian thể hiện "gu” thẩm mỹ tinh tế của thị dân Hà Nội xưa. Không chỉ thực hiện công tác bảo tồn, nhiều nghệ nhân, nghệ sĩ đã khai thác chất liệu tranh Hàng Trống vào sáng tác nghệ thuật. Đó là nội dung triển lãm "Đối thoại với dòng tranh dân gian Hàng Trống” tổ chức tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám .

Xã Thượng Cốc nhân rộng phong trào giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá

(HBĐT) - Xây dựng được nhiều mô hình câu lạc bộ (CLB), nổi bật là các CLB văn hoá, văn nghệ, xã Thượng Cốc (Lạc Sơn) trở thành một trong những điểm sáng về công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc ở cơ sở. Từ đây, đời sống văn hoá, tinh thần của người dân ngày càng nâng cao, phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá được thực hiện hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục