Từ trung tâm xã Bình Thanh (Cao Phong) đi vào hướng núi chừng 2 km sẽ đến xóm Cáp - nơi có đông đồng bào dân tộc Dao quần chẹt sinh sống. Xóm có gần 60 nóc nhà, bà con đã gắn bó nhiều đời trên vùng đất và luôn đồng lòng xây dựng quê hương ngày càng tươi sáng, ấm no.


Nhờ năng động trong phát triển kinh tế, cuộc sống của vợ chồng anh Dương Tài Biên (đứng giữa), xóm Cáp, xã Bình Thanh (Cao Phong) khá giả, ổn định.

Theo chia sẻ của anh Dương Tài Biên, một điển hình năng động phát triển kinh tế ở xóm Cáp, đời sống các hộ dân trong xóm khoảng 2 thập kỷ trước rất khó khăn. Ở đây, đất trồng lúa gần như không có mà chỉ có một số diện tích trồng ngô, cây lâm nghiệp. Gia đình anh thời điểm đó trong tình trạng thiếu đói gần như quanh năm. Sau này, khi đã trưởng thành, có gia đình riêng, anh xoay sở không ít công việc từ làm nông, chuyển sang dịch vụ bằng mọi nỗ lực thoát nghèo. Để có được kinh tế vững chắc cũng như cơ ngơi khang trang như hôm nay, anh đã nhanh nhạy nắm bắt nhu cầu thị trường, mở mang dịch vụ vận tải hàng hoá, còn vợ anh ở nhà quán xuyến gia đình, chăn nuôi thêm đàn lợn, đàn gà. 

Ở xóm người Dao nơi đây, bà con rất chăm chỉ, bảo ban nhau làm ăn để đời sống cùng đi lên. Bên cạnh kinh doanh dịch vụ, buôn bán nhỏ, nhiều hộ tập trung phát triển chăn nuôi, chủ yếu là tăng quy mô đàn lợn thịt. Tiêu biểu là các hộ Triệu Sinh Kim, Triệu Sinh Minh, Đỗ Văn Vĩ… Trong đó, hộ anh Đỗ Văn Vĩ có quy mô đàn lớn nhất, bình quân 80 - 90 con lợn thịt/lứa. Vợ anh Vĩ là chị Triệu Thị Hoài nhiều năm nay kinh doanh hàng hoá theo thuyền chợ trên tuyến đường thuỷ nội địa sông Đà. Với 2 nguồn thu đều đặn, gia đình anh Vĩ thuộc diện khá nhất, nhì xóm, có điều kiện cho con cái ăn học thành tài.

Ngoài chăn nuôi, dịch vụ, sinh kế của hộ dân còn được cải thiện nhờ nghề rừng. Vào mùa vụ chính, bà con thu hoạch cây theo chu kỳ trên diện tích rừng trồng sản xuất, lấy các loại măng bương, tre, luồng để bán thương phẩm. Đặc biệt, phần thu nhập đáng kể của các hộ còn đến từ nghề xây. Tại xóm hình thành một số nhóm thợ, tổ thợ, trong đó có những cá nhân đứng ra nhận thầu các công trình xây dựng ở trong và ngoài địa phương để các thành viên trong tổ, nhóm cùng làm.   

Trước đây, các gia đình ở xóm Cáp sinh sống trong những ngôi nhà ẩm thấp, vách làm bằng đất. Sau này, đời sống đi lên, 100% hộ đều ở nhà xây, không ít hộ có nhà ở khang trang, mua sắm nội thất đắt tiền. Các gia đình đều có 1 - 2 xe máy, chưa kể có hộ còn sắm cả ô tô làm phương tiện di chuyển.

Anh Dương Tài Tuân, Trưởng xóm Cáp cho biết: Bước phát triển ở xóm người Dao phải kể đến sự quan tâm, hỗ trợ lớn về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước. Hiện nay, xóm vẫn là địa bàn được hưởng lợi từ chương trình ưu tiên dành cho khu vực đặc biệt khó khăn. Cùng với đó, hệ thống đường giao thông xóm, ngõ được đầu tư giúp việc đi lại, vận chuyển hàng hoá của bà con thuận tiện; việc cấp điện đảm bảo, phục vụ tốt nhu cầu sinh hoạt của người dân; 100% con em được tạo điều kiện học tập; hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ cây, con giống, vật tư, tư liệu sản xuất và vay vốn ưu đãi để vươn lên… Xóm vừa khánh thành, đưa vào sử dụng công trình nhà văn hoá có tổng mức đầu tư 700 triệu đồng từ nguồn vốn chương trình phát triển KT-XH vùng dân tộc thiểu số và miền núi, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cộng đồng ở khu dân cư. Đến năm 2023, bình quân thu nhập của xóm khoảng 40 triệu đồng/người; chỉ còn 1 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 0,017%; 2 hộ cận nghèo, tỷ lệ 0,033%. Người dân trong xóm ngày càng có ý thức trong việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc qua tiếng nói, phong tục tập quán, trang phục… đồng thời tích cực tham gia các cuộc vận động, phong trào do các cấp phát động. Tỷ lệ hộ dân đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá chiếm 76%.


Bùi Minh

Các tin khác


Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục