Chúng tôi cùng các văn nghệ sỹ tỉnh Hòa Bình tham dự Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22 do Hội Văn học, nghệ thuật tỉnh phối hợp Trường THPT Ngô Quyền (TP Hòa Bình) tổ chức. Dẫu được tổ chức trước Tết Nguyên Tiêu - Ngày Thơ Việt Nam 3 ngày (ngày 21/2/2024, tức ngày 12 tháng Giêng) và là ban ngày, không phải đêm thơ như thường lệ nhưng ngày thơ vẫn tròn đầy cảm xúc và ý nghĩa.





Các học sinh Trường THPT Ngô Quyền (TP Hòa Bình) biểu diễn văn nghệ chào mừng Ngày thơ Việt Nam.

Với chủ đề  "Bản hoà  âm đất nước”, Ngày thơ Việt Nam lần thứ XXII do Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) tỉnh và Trường THPT Ngô Quyền tổ chức đã trở thành nhịp cầu nối, nơi gặp gỡ của những người làm thơ, công chúng yêu văn học, nghệ thuật. Ngày thơ có mặt đông đủ hội viên Hội VHNT tỉnh, khách mời là một số văn nghệ sĩ thuộc các Hội chuyên ngành Trung ương đến từ Hà Nội và sự có mặt của đông đảo thầy và trò của ngôi trường mang tên vị vua, đồng thời là người anh hùng kiệt xuất của dân tộc Việt Nam  được sử sách lưu danh - Ngô Quyền. 
Mở màn cho sự kiện, cả hội trường trầm trồ với màn biểu diễn của một ca nương nhí (7 tuổi) – bé Bảo Hân, học sinh Trường Tiểu học Trần Quốc Toản (TP Hòa Bình). Với giọng ca trong trẻo bổng trầm, luyến láy theo tiếng đàn nhị tự tay kéo, bé Bảo Hân đã thể hiện xuất sắc nhạc phẩm "Ngãi mẹ sinh thành” và nhận những tràng pháo tay không ngớt. Xen kẽ chương trình là sự cân bằng giữa thơ và nhạc đã tạo cho sự kiện một sự kết hợp hài hòa, cân đối dễ nghe, dễ thẩm và tạo sự lắng đọng.
Mỗi bài thơ, ca khúc đều được tác giả hoặc người dẫn chương trình nêu hoàn cảnh ra đời, ý nghĩa, gắn với vùng đất, con người Hòa Bình. Để đem tới sự mới lạ, người dẫn chương trình đã dẫn dắt phần giao lưu giữa thơ và nhạc trong tác phẩm "Người miền núi” do nhạc sỹ Trần Ngọc Dũng, Đoàn Nghệ thuật các dân tộc tỉnh Hòa Bình phổ thơ Lê Va, Chủ tịch Hội VHNT tỉnh. Vừa nghe xuất xứ, vừa nghe thơ do tác giả thể hiện và nghe hát do các ca sỹ chuyên nghiệp biểu diễn: "Mở lời/nứt đất mọc măng/ Mắt nhìn/ Sao băng mở lối/Đi đường/ngực trần thênh thang/Đón nhau/sum xuê màn thang/Mời nhau/xôn xao/cửa voóng/Khát nhau/ lạc rừng cười nói/ Đói nhau/ Đêm ở ngủ chơi/ Chợp mắt/ cây rừng thổn thức/Giật mình/mế đã vần cơm… người nghe, người xem thấy yêu vùng đất, con người Hòa Bình. 
Bám theo chủ đề "Bản hòa âm đất nước”, các thi sỹ, ca sỹ, nhạc sỹ đã đem đến ngày thơ nhiều tác phẩm thơ, nhạc với chủ đề về tình yêu quê hương, đất nước, ca ngợi Đảng, Bác Hồ, tình yêu đôi lứa, tình cảm gia đình. Trong luồng xúc cảm ngày xuân, nhà thơ Đinh Đăng Lượng giới thiệu với công chúng, người yêu thơ bài "Thành phố chúng mình” viết về thành phố êm đềm, thơ mộng bên sông Đà - thành phố Hòa Bình.  

Nhân chuyến trở về thăm lại chốn cũ nơi mình từng công tác, cùng ăn, cùng ở với bà con vùng ven hồ Hòa Bình, nhà văn Phạm Huy Định viết "Chiều trên bến Hạt”, nhân dịp này giới thiệu với người yêu thơ: "Anh trở lại Yên Hòa/ Bâng khuâng chiều bến Hạt/ Rặng nhót mẹ trồng vẫn nở hoa trắng muốt/ Cây gạo còn đây đợi mùa khoe sắc đỏ ven hồ/ Ngược dốc Kìa lòng như buông tơ…/ Em đi đâu rồi, em đi đâu xa/ Anh tìm lại bóng hình bờ lau, phiến đá/ Nơi chúng mình gặp nhau vội vã/ Ống cơm lam dẻo thơm chia nửa/ Và hương rừng còn đọng mãi trên môi…” nghe man mác, thấm thía.

Đến với ngày thơ năm nay, các tác giả không chỉ đọc thơ của riêng mình mà còn thể hiện những bài thơ của những người bạn thơ mà họ trân trọng, quý mến như một lời tri ân. Trước khi đọc bài thơ tự sáng tác, nữ thi sỹ Bùi Tuyết Mai cất lên những lời trẩm bổng: "Rượu nhà tôi/ Ủ từ lá sắc rừng gai/ Chắt từ củ mài hốc đá/ Vợ tôi nấu thơm từ lửa đỏ đêm dài/ Rượu nhà tôi/ Có ngọt mật ong vách đá/ Có chua măng ướp chum vò/ Có cay của bạn tình cắn nhầm hạt ớt…” trong bài "Rượu núi” của cố nhà thơ Lò Cao Nhum - người con của bản Thái Mai Châu.

Với 2 MC (người dẫn chương trình) - nhà văn Lê Thanh Hồng và nhạc sỹ Doãn Hải cùng là hội viên Hội VHNT tỉnh, Ngày thơ Việt Nam của tỉnh Hoà Bình đã  thành công, mang tới công chúng yêu thơ của tỉnh và các học sinh của Trường THPT Ngô Quyền lòng say mê văn học. Qua những áng thơ, ca, giúp  học sinh hiểu hơn về văn hoá các dân tộc, yêu hơn đất nước, quê hương mình. 


Lam Nguyệt (CTV)

Các tin khác


Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục