Nếu như Tân Lạc được coi là vùng lõi của cái nôi văn hóa Mường Hòa Bình thì xã Phong Phú là thủ phủ văn hóa Mường của huyện Tân Lạc. Bản Mường Lũy Ải, xã Phong Phú - nơi còn lưu giữ gần như nguyên bản phong tục tập quán trong đời sống của người Mường Bi. Huyện Tân Lạc đã lựa chọn xóm Lũy Ải để xây dựng không gian bảo tồn văn hóa dân tộc Mường (KGBTVHDTM). Huyện đang tranh thủ sự quan tâm ủng hộ của tỉnh, phối hợp các đơn vị liên quan xây dựng quy hoạch bảo tồn không gian văn hóa Mường gắn phát triển các sản phẩm du lịch, cải thiện đời sống người dân.


Các ngành chức năng của tỉnh và huyện Tân Lạc đóng góp ý kiến vào quy hoạch xây dựng không gian bảo tồn văn hóa dân tộc Mường tại xã Phong Phú. 

Trước kia, làng cổ dân tộc Mường thuộc xóm Ải, xã Phong Phú có tổng diện tích mặt bằng kiến trúc cảnh quan khoảng 4,95ha, 34 hộ dân và 165 nhân khẩu, 100% hộ dân là người dân tộc Mường. Năm 2008, xóm Ải được Bộ VH-TT&DL đầu tư bảo tồn và công nhận là làng truyền thống tiêu biểu của dân tộc ít người và là xóm đại diện dân tộc Mường. Xóm Ải cũng là làng Mường cổ nhất của tỉnh Hòa Bình, nơi lưu giữ nhiều phong tục tập quán, nét đẹp văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào dân tộc Mường. Năm 2017, theo chủ trương của tỉnh, xóm Ải sáp nhập với xóm Lũy đổi tên thành xóm Lũy Ải. Đến nay, xóm Lũy Ải có 207 hộ dân và 936 nhân khẩu, 97% hộ dân là người dân tộc Mường. Riêng xóm Ải (cũ) còn lưu giữ được 19/34 ngôi nhà sàn truyền thống, còn lại là nhà sàn bê tông và nhà xây cấp 4. Xóm Lũy Ải hiện là điểm du lịch  cộng đồng OCOP 3 sao, có 2 hộ kinh doanh dịch vụ du lịch homestay thu hút khách du lịch thăm quan, lưu trú. Người dân ở đây đã khai thác cảnh quan, văn hoá để phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới. 

Để bảo tồn những giá trị văn hóa của người Mường Bi, Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh giao huyện Tân Lạc lập quy hoạch xây dựng KGBTVHDTM gắn với du lịch. Mục tiêu hoàn thành hồ sơ quy hoạch trình cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt trong quý III/2024. Đồng chí Đinh Anh Tuấn, Bí thư Huyện ủy Tân Lạc cho biết: Ban Thường vụ Huyện ủy Tân Lạc đã chỉ đạo UBND huyện tiến hành khảo sát hiện trạng, xác định ranh giới, quy mô diện tích quy hoạch, lựa chọn phương án lập quy hoạch, dự kiến nguồn vốn thực hiện. Dự kiến khu bảo    tồn không gian văn hóa Mường có diện tích nghiên cứu khoảng 125ha, phía Đông Bắc giáp QL6, phía Đông Nam giáp khu dân cư và cánh đồng lúa 2 vụ, phía Tây Nam giáp khu dân cư và rừng phòng hộ, phía Tây Bắc giáp rừng sản xuất. Bao gồm: khu trung tâm bảo tồn 5,9ha; khu dịch vụ trung tâm 8,1ha; khu khách sạn cao cấp 3,4ha; khu trang trại 3,5ha; khu tổ chức lễ hội 4,6ha; khu lưu trú, homestay, resort 4,2ha; còn lại là các khu dân cư hiện trạng, cảnh quan, khu khám phá thiên nhiên, khu dự trữ phát triển. 

Theo UBND huyện Tân Lạc, việc quy hoạch xây dựng KGBTVHDTM góp phần quan trọng giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc của người Mường gắn với phát triển, xây dựng các sản phẩm du lịch độc đáo dựa trên bản sắc văn hoá, cảnh quan môi trường, xây dựng thương hiệu của du lịch Mường Bi, từ đó cải thiện bền vững cuộc sống người dân. Việc triển khai công tác lập quy hoạch, đầu tư sau này khá thuận lợi, bởi ở đây có hệ thống đường giao thông đã được quy hoạch đồng bộ, với hướng tiếp cận của QL6 từ phía Đông Bắc cách hơn 1km. Có quỹ đất được quy hoạch sử dụng đất là đất du lịch và công cộng dịch vụ.  

Tuy vậy, cũng còn những khó khăn về nguồn lực đầu tư cho công tác bảo tồn làng cổ dân tộc Mường thuộc xóm Lũy Ải chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa đem lại kết quả. Tư duy của người dân chậm thay đổi, chưa khai thác lợi thế về chủ trương, chính sách, giá trị di sản văn hóa của dân tộc để phát triển du lịch. Huyện đề xuất tỉnh quan tâm cho chủ trương về quy hoạch xây dựng dự án KGBTVHDTM tại xóm Lũy Ải. Từ đó làm căn cứ, điều kiện để huyện triển khai thực hiện quy hoạch. Ban hành chính sách đặc thù để triển khai xây dựng dự án tại xóm Lũy Ải; chính sách hỗ trợ, đãi ngộ các nghệ nhân, người nắm giữ và thực hành di sản văn hoá tiêu biểu của dân tộc Mường trên địa bàn tỉnh. Bố trí nguồn lực cho công tác lập quy hoạch chi tiết, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá tiêu biểu của dân tộc Mường.

Mới đây, kiểm tra phương án lập quy hoạch xây dựng KGBTVHDTM thuộc xóm Lũy Ải, xã Phong Phú, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đề nghị: Huyện Tân Lạc phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, đơn vị xây dựng quy hoạch đảm bảo chất lượng, tầm nhìn dài hạn theo đúng quy định của pháp luật. Trong đó, cần đặc biệt quan tâm đến bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Mường, giữ gìn nguyên vẹn toàn bộ cảnh quan, kiến trúc, phong tục tập quán, lối sống, di sản văn hóa phi vật thể khu vực các hộ dân đã, đang sinh sống ở khu xóm Ải cũ. Quy hoạch một số hạng mục mới nhằm mở rộng không gian phát triển du lịch; nghiên cứu cơ chế, chính sách quản lý, huy động các nguồn lực đầu tư hạ tầng, xây dựng và khai thác bền vững các giá trị văn hóa Mường để phát triển du lịch bền vững, cải thiện sinh kế của người dân. 


Hương Lan

Các tin khác


Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục