Vào những buổi sáng sớm, khi con phố Bảo Khánh còn tĩnh lặng, quán phở "treo" đã bắt đầu nhộn nhịp. Hút chân thực khách không chỉ vì những tô phở nghĩa tình mà còn nhiều điều thú vị khác đằng sau quán phở "treo”.

Trong những ngày gần đây, một quán phở nhỏ nằm trên phố Bảo Khánh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã trở thành tâm điểm chú ý của nhiều người nhờ vào một hình thức từ thiện đầy ý nghĩa: "phở treo”.

Ngay lập tức, hình thức này nhanh chóng lan tỏa, khiến quán phở ngày càng trở nên nổi tiếng và được công chúng đặc biệt quan tâm.

Phở "treo”, hương vị của sự sẻ chia và những câu chuyện thú vị ít người biết.

Xuất phát từ hình thức cà phê "treo" dành cho người khó khăn ở Italy trong đại dịch Covid-19 và một vài mô hình cơm "treo" ở Thành phố Hồ Chí Minh, từ hơn một tháng nay, chị Nguyễn Thị Cát Lệ cùng gia đình đã quyết định thực hiện mô hình này ngay giữa lòng phố cổ Hà Nội.

Có rất nhiều người khi đi qua nơi này đã bị ấn tượng bởi tấm biển đề chữ phở "treo” ở ngoài cửa. Hơn nữa, nhờ vào những video lan tỏa trên mạng xã hội do các nhà sáng tạo nội dung số thực hiện, quán tiếp tục thu hút sự chú ý của nhiều người hơn.

Phở

Hiện tại, quán thực hiện tự "treo" 30 bát mỗi ngày làm từ thiện, số bát còn lại tăng lên là do khách đến ăn treo tiếp. Khách đến đây bắt đầu "treo" từ số 31 trở đi. Những suất "treo" còn lại của ngày hôm trước chưa được dùng sẽ được quán cộng dồn sang ngày hôm sau.

Mọi người tìm đến không chỉ để thưởng thức món ăn mà còn để đăng ký "treo" phở. Số lượng phở "treo” cũng vì thế mà nhận lên gấp bội và lại có thêm nhiều người lao động nghèo, những người có hoàn cảnh khó khăn có một bữa ăn miễn phí.

Mỗi ngày, quán phở "treo" nằm trên phố Bảo Khánh, Hoàn Kiếm, Hà Nội đều dành khoảng 30 phần phở cho những người có hoàn cảnh khó khăn. Mỗi người đến quán có thể nhận từ 1 đến 2 phần, tùy theo nhu cầu.

Từ ngày thực hiện hình thức này, chị Lệ chưa bao giờ chủ động kêu gọi khách hàng ủng hộ.

Vì những lý do nhạy cảm, khách quan, chị không chọn cách giới thiệu về phở "treo” bằng lời mà thay vào đó quán truyền tải thông điệp qua những dòng ghi chú "Đây là một hình thức từ thiện bằng việc để lại một phần ăn cho những người có hoàn cảnh khó khăn hơn trong cộng đồng mà vẫn ủng hộ quán ăn địa phương”.

Phở

Quán phở "treo" giúp nhân lên những điều tử tế.

Nói thêm về điều này, chị Lệ cho biết: "Khách ăn hàng có thể đặt trước một suất ăn để mời một người không đủ điều kiện có một suất ăn đàng hoàng. Bằng cách này, người cho né được tiếng 'khoe khoang' mà vẫn tự thấy thật hào phóng, còn người nhận thì không nhất thiết phải 'cúi đầu' vì miếng ăn".

Những gì sót lại là những năng lượng tích cực trong cuộc sống và những giá trị tốt đẹp ta để lại cho nhau”.

Phở "treo” đổi nụ cười

Dù đã có nhiều bài viết giới thiệu về hình thức từ thiện ý nghĩa này, nhưng chỉ khi tận mắt chứng kiến những gì diễn ra tại đây, bạn mới thực sự cảm nhận được lòng nhân ái và sự sẻ chia chân thành của những người đang cùng nhau vận hành "tiệm ăn của tấm lòng" này.

Phở

Một bữa ăn trao đi không chỉ mang ý nghĩa của một bữa ăn mà còn là sự động viên tinh thần trong cuộc sống.

Những phần phở nghi ngút khói được treo sẵn, chờ đợi những vị khách đặc biệt. Khung cảnh này không chỉ mang lại niềm vui và sự ấm áp cho người nhận mà còn khiến nhiều người chứng kiến không khỏi xúc động.

Nhưng dù vậy, vẫn luôn có sự ngần ngại nơi ngưỡng cửa. Nhiều người dù đã tới quán nhưng bước chân chần chừ, đứng từ xa và không dám ngỏ lời, sợ làm phiền đến chủ quán đang tất bật.

Chúng tôi đã chứng kiến nhiều tình huống như vậy, nhưng với sự nhạy cảm của mình thì quán luôn tinh ý để nhận ra. Chỉ cần một cái vẫy tay, hay một cử chỉ gật đầu nhẹ nhàng cũng đủ để sự ái ngại tan đi.

Phở
Một món quà nhỏ, thiết thực được trao đi khiến nhiều người đều cảm thấy vui.
Phở

"Phở treo" nơi góc đường Bảo Khánh đã phần nào làm nhẹ đi một chút gánh nặng cuộc sống của những người có hoàn cảnh khó khăn.

Phở

Giữa thành phố tấp nập, hối hả vẫn luôn có những điều bình dị, lòng tốt được sẻ chia một cách hào sảng cho nhau.

Với những người dân lao động có hoàn cảnh khó khăn, đôi khi một bát phở nóng cũng là nỗi đắn đo. Nhưng "phở treo" nơi góc đường Bảo Khánh đã làm nỗi lo ấy nhẹ đi và trở thành trạm dừng chân ấm lòng và đầy ý nghĩa.

Hút khách bằng sự tử tế và cả hương vị đậm đà

Tồn tại đến nay đã ngót nghét hơn 40 năm, vậy nên trước khi được biết đến rộng rãi với cái tên phở "treo”, quán đã là điểm đến của nhiều thực khách, cả trong và ngoài nước.

Tuy không gian hơi nhỏ hẹp nhưng lại mang tinh thần quán ăn trên phố cổ, bàn ghế cũng được bày trí hợp lý, sạch sẽ tạo nên một cảm giác gần gũi và quen thuộc.

Phở

Một "combo" đáng để thử cho một buổi sáng khi Hà Nội vào thu.

Chủ quán và nhân viên luôn nhiệt tình, thân thiện, khiến bất kỳ ai bước vào cũng cảm thấy như được chào đón như những người bạn.

Quán vốn nổi tiếng với món phở gia truyền nhưng bên cạnh còn có món bánh cuốn cũng chất lượng không kém. Mỗi phần bánh cuốn đầy đặn với lớp vỏ bánh mỏng trong suốt, vừa có độ dai vừa phải.

Một trong những điểm thú vị thường xuyên xuất hiện tại Tuệ An là các đoàn khách Tây thường đến quán để trải nghiệm tự tay tráng bánh cuốn. Hoạt động này thu hút rất nhiều du khách, đặc biệt là những ai muốn khám phá nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của Việt Nam.

Phở

Món bánh cuốn tại quán cũng rất đáng để thưởng thức.

Một vị khách người nước ngoài sau khi đến thưởng thức phở tại quán đã không giấu được sự hài lòng: "Bánh cuốn và phở Việt Nam chính hiệu ngon tuyệt với đội ngũ nhân viên rất nồng hậu”.

Anh chàng còn cho biết thêm rằng trong lần ghé thăm quán, họ đã được một người nhân viên Việt Nam vô cùng kiên nhẫn phục vụ. Anh này không chỉ giúp họ trả lời các câu hỏi qua Google Dịch mà còn tận tình chỉ dẫn cách thêm gia vị vào phở bằng cử chỉ. "Chúng tôi cảm nhận được tình yêu trong đồ ăn và trong dịch vụ. Chắc chắn sẽ quay lại trong chuyến thăm Hà Nội tiếp theo của chúng tôi!" - vị khách nước ngoài chia sẻ.

Phở

Hãy ghé thăm để thấy các chủ quán trên phố Báo Khánh nói tiếng Anh "siêu" thế nào nhé.

Và còn vô vàn điều thú vị ít ai chú ý đến Bên cạnh mô hình phở "treo", chị Lệ cũng đang triển khai song song hai dự án "Bát cơm nhân ái" và "Tủ thuốc miễn phí".

Toàn bộ số tiền ủng hộ của khách ăn ở quán sẽ được dùng vào việc chuẩn bị suất cơm cho các bệnh nhân đang điều trị ở một số bệnh viện lớn, người già neo đơn hoặc người có hoàn cảnh khó khăn.

Những "luật lệ" hiếm gặp

Với những người lần đầu ghé đến quán sẽ không tránh được sự ngạc nhiên khi ngay khu vực thanh toán có một tấm biển với nội dung "Quý khách vui lòng không thanh toán hộ”.

Phở
Quy định này được quán đặt ra nhằm tránh những tình huống khó xử cho cả người trả tiền và người được thanh toán.

Anh N.T.H (Ba Đình, Hà Nội), một vị khách lâu năm của quán phở chia sẻ: "Quanh đây có nhiều cơ quan, văn phòng nên thanh toán hộ bạn bè, đồng nghiệp là chuyện bình thường. Nhưng dù là khách quen thì nhiều lần quán vẫn từ chối cho thanh toán hộ nhau. Có khi cả nhóm phải quay ra bàn bạc rồi thống nhất đồng ý thì quán mới nhận tiền. Mới đầu thì cũng rất lạ nhưng tôi thấy làm vậy cũng rất hay, thể hiện sự tinh tế bởi không phải chủ quán nào cũng quyết liệt như vậy".

Phở
Đôi khi chỉ cần một nụ cười, một cử chỉ thân thiện hay một hành động chia sẻ nhỏ như tại nơi góc phố cổ này cũng đủ để làm cho cuộc sống trở nên sáng hơn giữa nhiều khó khăn.

"Quanh đây có nhiều cơ quan, văn phòng nên thanh toán hộ bạn bè, đồng nghiệp là chuyện bình thường nhưng dù là khách quen thì nhiều lần quán vẫn từ chối cho thanh toán hộ nhau. Có khi cả nhóm phải quay ra bàn bạc rồi thống nhất đồng ý thì quán mới nhận tiền. Mới đầu thì cũng rất lạ nhưng tôi thấy làm vậy cũng rất hay, thể hiện sự tinh tế của chủ quán bởi không phải chủ quán nào cũng quyết liệt như vậy".

Đứng trước sự thắc mắc về tấm bảng nhỏ ấy, chị Lệ cho biết, quy định này nhằm tránh những tình huống khó xử cho cả người trả và người được trả tiền. "Mỗi người khi đi ăn uống, sử dụng dịch vụ đều chuẩn bị cho mình một khoản tiền để chi trả. Số tiền thanh toán hộ nếu ít thì không sao, nhưng nếu nhiều thì đôi khi trở thành "gánh nặng”, người được thanh toán lại chịu cảm giác mang ơn”.

Hơn nữa, nhiều khách hàng cũng chia sẻ rằng khi họ đến quán để mời bạn bè, đồng nghiệp dùng bữa, họ chỉ mong muốn được tự trả tiền cho phần của mình mà không bị ai khác thanh toán hộ.

Việc quán phở không chấp nhận thanh toán hộ, trừ khi được cả hai bên đồng ý, đã giúp tạo ra một không gian ăn thoải mái cho tất cả mọi người.

Trong nhịp sống hối hả, đôi khi chỉ cần một nụ cười, một cử chỉ thân thiện hay một hành động chia sẻ nhỏ như tại nơi góc phố cổ này cũng đủ để làm cho cuộc sống trở nên sáng hơn giữa nhiều khó khăn.




Theo BaoNhandan.vn

Các tin khác


24 đội tham gia Hội thi Tuyên truyền cổ động huyện Lạc Sơn năm 2024

Trong 2 ngày (20-21/8), huyện Lạc Sơn tổ chức Hội thi Tuyên truyền cổ động năm 2024 với sự tham gia của 24 đội tuyên truyền từ các xã, thị trấn trong huyện.

Khánh thành ''Không gian văn hóa Bác Hồ, Bác Tôn'' đầu tiên của tổ chức Công đoàn An Giang

Sáng 20/8, tại Khu công nghiệp Bình Hòa, huyện Châu Thành, Liên đoàn Lao động tỉnh An Giang tổ chức lễ khánh thành và đưa vào sử dụng công trình "Không gian văn hóa Bác Hồ, Bác Tôn”. Đây là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 136 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 20/8/2024).

Phường Thái Bình bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc Mường

Trong những năm qua, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc trên địa bàn phường Thái Bình (TP Hòa Bình) đã đạt được kết quả quan trọng; các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể được quan tâm.

Thăm “địa chỉ đỏ” Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng

Những ngày đầu tháng 8, chúng tôi vinh dự được tham gia Lễ khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo Di tích lịch sử quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng tại xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

Vui Ngày hội trên quê hương Mường Vó

Ở vùng Mường Vó, xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn), ngày 19/8 và mồng 2/9 là dịp đặc biệt để đón mừng Tết Độc lập. Vào những ngày này, đồng bào Mường nơi đây tổ chức ăn Tết to. Cùng với Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2024, không khí đón mừng Tết Độc lập năm nay rộn ràng khắp vùng.

Vietnam Airlines phục vụ bánh trung thu trên các chuyến bay

Để tri ân hành khách và góp phần lưu giữ truyền thống văn hóa Việt, từ ngày 15/8 đến 19/8, Vietnam Airlines phục vụ bánh trung thu trên các chuyến bay nhân dịp Tết đoàn viên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục