Trong những năm qua, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc trên địa bàn phường Thái Bình (TP Hòa Bình) đã đạt được kết quả quan trọng; các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể được quan tâm.


"Câu lạc bộ thanh thiếu nhi giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Mường" của Đoàn Thanh niên phường Thái Bình được duy trì hoạt động thường xuyên.

Cùng với phát triển KT-XH, phường Thái Bình tích cực tham gia giữ gìn, phát huy giá trị các di sản văn hóa và truyền thống tốt đẹp của người Mường như: nghệ thuật chiêng Mường, mo Mường, trang phục, các trò chơi dân gian, ngữ văn dân gian, dân ca, tiếng nói, chữ viết, nghề thủ công truyền thống, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, ẩm thực… Phường đẩy mạnh tuyên truyền các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo  tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc. Từ đó nhận thức của người dân về công   tác này được nâng lên, khơi dậy tình yêu, niềm đam mê, giúp thế hệ trẻ thêm trân trọng, tự hào về bản  sắc văn hóa truyền thống của dân  tộc Mường.

Nhờ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường tại phường Thái Bình đạt kết quả tích cực. Hệ thống chính trị và nhân dân nhiệt tình tham gia hưởng ứng. Trong những sự kiện, ngày lễ, Tết, đám cưới..., phụ nữ trên địa bàn thường mặc trang phục dân tộc. Toàn phường có gần 150 chiếc chiêng Mường, nhiều hộ có từ 2 chiếc trở lên. Số người biết đánh chiêng trên 200 người ở các độ tuổi, song chủ yếu từ 31 tuổi trở lên. Bên cạnh đó, phường hiện  có 23 người biết hát các làn điệu  dân ca, ví Mường; lưu giữ được 5  làn điệu, gồm: hát ví, mời trầu, hát đối, thường rang, hát đúm; lưu giữ điệu múa bông, sinh tiền và 5 loại nhạc cụ là cò ke, sáo trúc, trống,   đàn nhị, đàn bầu. Đồng thời, người dân lưu giữ nhiều trò chơi dân gian. Toàn phường có 1.800/2.416 người Mường nói được tiếng  Mường và gần 25 người viết được chữ Mường...

Hiện nay, trên địa bàn phường Thái Bình có Bảo tàng Không gian văn hóa Mường và Bảo tàng Di sản văn hóa Mường. Đây là những nơi lưu giữ, bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc Mường.

Bảo tàng Không gian văn hóa Mường nằm trên đường Tây Tiến thuộc địa phận tổ 9, phường Thái Bình. Đây là bảo tàng tư nhân đầu tiên tại tỉnh Hòa Bình. Bảo tàng sưu tầm, trưng bày hơn 3.000 hiện vật có giá trị của người Mường xưa, cũng như tái hiện không gian văn hóa phản ánh rõ nét đời sống tinh thần, phong tục tập quán của người Mường với 4 khu nhà sàn đại diện cho 4 tầng lớp trong xã hội Mường xưa, đó là: nhà Lang, nhà Ậu, nhà Noóc và nhà Noóc trọi, cùng với đó là các hiện vật chiêng, lư, công cụ đánh bắt cá, khung dệt, cọn nước, dụng cụ săn bắn, đồ dùng sinh hoạt gia đình… Toàn bộ hiện vật mang đến cho người xem những hiểu biết sâu sắc về đời sống tinh thần, phong tục tập quán, KT-XH, văn hóa đặc trưng của người Mường qua nhiều thế kỷ.

Bảo tàng Di sản văn hóa Mường nằm ở tổ 6, phường Thái Bình. Đây là bảo tàng tư nhân thuộc sở hữu của Nghệ nhân Ưu tú Bùi Thanh Bình, xây dựng nhằm lưu giữ, bảo tồn những nét văn hóa truyền thống của dân tộc Mường. Cơ sở vật chất của bảo tàng bao gồm 7 ngôi nhà chính: Nhà số 1 là nơi lưu giữ cổ vật và trưng bày các hiện vật tiêu biểu về di sản văn hóa Mường; nhà số 2 là nhà dân Mường; nhà số 3 là nhà Lang, mô phỏng kiến trúc nhà ở một vị Lang cun Mường; nhà số 4 là nhà chiêng; nhà số 5 là thư viện bảo tàng; nhà số 6 và 7 là khu ẩm thực xứ Mường. Các ngôi nhà lưu giữ số lượng di vật, cổ vật lên đến 5.000 hiện vật các loại. Trong khuôn viên của bảo tàng còn có khoảng sân rộng là nơi giới thiệu và truyền dạy về âm nhạc dân gian, trò chơi dân gian Mường. 

Để bảo tồn, phát huy mạnh mẽ hơn nữa các giá trị truyền thống đặc sắc của văn hóa dân tộc Mường, Đoàn Thanh niên phường Thái Bình đã thành lập "Câu lạc bộ thanh thiếu nhi giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Mường”. Câu lạc bộ tập trung vào 6 mảng chính là: dân ca, trang phục, nhạc cụ, ẩm thực, trò chơi, văn hóa dân gian. Đến nay, câu lạc bộ thu hút hơn 60 thành viên, khôi phục các bài trình tấu chiêng, hòa tấu nhạc cụ dân tộc, làn điệu dân ca, trò chơi truyền thống... biểu diễn trong các dịp lễ, Tết, ngày hội văn hóa của địa phương. Ngoài ra, phường Thái Bình còn tổ chức các lớp dạy chiêng Mường, duy trì hiệu quả 4 "Câu lạc bộ chiêng Mường” tại các tổ dân   phố số 4, 5, 6,7, thu hút trên 150 thành viên tham gia. 

Việc đẩy mạnh công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường trên địa bàn phường Thái Bình sẽ góp phần bảo tồn, gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc. Đồng thời, giúp phường quảng bá, giới thiệu về tiềm năng, vùng đất, con người, từng bước xây dựng sản phẩm văn hóa du lịch hấp dẫn để thu hút du khách.

Nguyễn Yến (Phòng Dân tộc thành phố Hòa Bình)

Các tin khác


Giao lưu truyền thông phòng chống tệ nạn xã hội, ma tuý, mua bán người

Tại xã Tân Pheo (Đà Bắc), Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Tỉnh Đoàn, Công an tỉnh vừa phối hợp tổ chức giao lưu truyền thông về công tác phòng chống tệ nạn xã hội. 

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình” sẽ diễn ra vào tối 16/8

20 giờ tối thứ sáu 16/8, tại Kỳ đài Bờ Bắc - Khu Di tích Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, Báo Nhân Dân phối hợp tỉnh Quảng Trị tổ chức Chương trình nghệ thuật chính luận "Vĩ tuyến 17 - Khát vọng hòa bình”.

Xã Quang Tiến bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường’’

Sáp nhập từ 2 đơn vị hành chính Yên Quang và Phúc Tiến trước đây, xã Quang Tiến (TP Hoà Bình) có trên 1.400 hộ dân cùng sinh sống, trong đó 96% hộ dân tộc Mường. Nhờ lợi thế giao thương, giao lưu thuận lợi, điều kiện kinh tế của người dân có bước cải thiện rõ rệt. Bên cạnh đó, đời sống tinh thần của bà con phong phú nhờ giữ được bản sắc, cũng như bảo tồn những nét đẹp văn hoá truyền thống.

Trên 13.700 bài dự thi Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Hòa Bình năm 2024

Chiều 9/8, tại Thư viện tỉnh, Ban Tổ chức Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Hòa Bình năm 2024 tổ chức tổng kết và trao giải.

Ngày 10/10, Hà Nội bắn pháo hoa kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô tại 30 điểm

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Hà Nội tổ chức 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa. Thời lượng bắn trong 15 phút.

Huyện Lạc Sơn bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Huyện Lạc Sơn có trên 15,7 vạn người, trong đó dân tộc Mường chiếm khoảng 92%. Trên địa bàn huyện còn lưu giữ được nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể của người Mường như: nhà sàn, chiêng, mo, trang phục, nghề truyền thống, hát thường rang, bộ mẹng... Cấp ủy, chính quyền các cấp trong huyện chú trọng triển khai các giải pháp bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường. Niềm tự hào và ý thức giữ gìn bản sắc được khơi dậy trong cộng đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục