Là tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS), trong những năm qua, Hòa Bình luôn chú trọng gắn kết phát triển KT-XH với bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc, góp phần tạo sự phát triển bền vững.


Hội viên Câu lạc bộ Chiêng Mường phường Thái Bình (TP Hoà Bình) phục dựng các điệu chiêng cổ phục vụ biểu diễn trong các ngày lễ, tết tại khu dân cư.

Trên địa bàn tỉnh, ĐBDTTS chiếm trên 74% dân số. Đồng bào không chỉ có truyền thống cách mạng, đoàn kết, mà mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa đặc trưng, tạo nên sự phong phú, đa dạng về văn hóa. Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của ĐBDTTS luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền triển khai đồng bộ, bài bản.

Mo Mường được xem là bộ "bách khoa thư dân gian” về dân tộc Mường, có ý nghĩa, vai trò vô cùng to lớn trong đời sống người Mường. Chính vì vậy, tỉnh xác định mo Mường là một trong những di sản cần bảo tồn, giữ gìn và phát huy trong đời sống cộng đồng. Năm 2018, UBND tỉnh ban hành Đề án "Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa (DSVH) mo Mường Hòa Bình giai đoạn 2019 - 2025 và những năm tiếp theo”. Tỉnh cũng gấp rút xây dựng hồ sơ quốc gia đệ trình UNESCO ghi danh mo Mường vào danh sách DSVH phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.

Cùng với bảo tồn DSVH mo Mường, UBND tỉnh đã ban hành Đề án "Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường và nền "Văn hóa Hòa Bình" giai đoạn 2023 - 2030” trên địa bàn tỉnh. Đây được xem là một đề án tổng thể, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị đặc sắc đồng bào dân tộc Mường tại tỉnh Hòa Bình.

Đồng chí Đỗ Duy Sâm, Trưởng phòng Tuyên truyền và địa bàn, Ban Dân tộc tỉnh cho biết: Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 đang được triển khai, trong đó có dự án thành phần là bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch. Thông qua chương trình và lồng ghép nhiều chương trình mục tiêu quốc gia khác, giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc luôn được quan tâm bảo tồn và phát huy.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 4 thiết chế bảo tàng được thành lập (1 bảo tàng công lập, 3 bảo tàng tư nhân) là nơi lưu giữ, bảo tồn, quảng bá, giới thiệu những giá trị DSVH các dân tộc của tỉnh. Toàn tỉnh có 112 di tích đã được xếp hạng các cấp, trong đó có di tích khảo cổ hang xóm Trại và mái đá làng Vành, huyện Lạc Sơn được xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt; 39 di tích xếp hạng cấp quốc gia; 71 di tích xếp hạng cấp tỉnh cùng 292 điểm di tích, danh lam thắng cảnh nằm trong danh mục bảo vệ của tỉnh.

Theo số liệu được kiểm kê, toàn tỉnh có 786 loại hình DSVH phi vật thể của 5 DTTS: Mường, Thái, Tày, Dao, Mông. Trong đó, 5 DSVH phi vật thể đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục DSVH phi vật thể quốc gia là: mo Mường; nghệ thuật trình diễn chiêng Mường; tri thức dân gian lịch tre dân tộc Mường; lễ hội Khai hạ của người Mường; tập quán xã hội và tín ngưỡng Keng loóng của người Thái, huyện Mai Châu.

Giá trị DSVH vật thể và phi vật thể đều là những tài sản quý báu của tỉnh cần được chú trọng bảo tồn, phát huy để góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa các DTTS. Qua đó trở thành động lực thực hiện mục tiêu phát triển du lịch, cũng như các mục tiêu chung về kinh tế, chính trị, xã hội của tỉnh.

  

Đinh Hoà

Các tin khác


Bữa cơm đại đoàn kết – thắt chặt tình làng, nghĩa xóm

Đã thành nét đẹp truyền thống, nhiều năm qua, các khu dân cư (KDC) trên địa bàn tỉnh Hoà Bình tổ chức những bữa cơm đại đoàn kết nhân dịp Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc. Quây quần bên mâm cơm ấm tình không chỉ là dịp để những người dân sống cùng KDC, người con xa quê trở về gặp gỡ, chia sẻ mà còn là cầu nối gắn kết các gia đình, không phân biệt giai tầng xã hội, cùng chung sức xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc Mường

Trên địa bàn huyện Yên Thủy có 7 dân tộc cùng sinh sống, tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm 70%, trong đó dân tộc Mường chiếm trên 69%. Những năm qua, các cấp ủy, chính quyền và nhân dân huyện Yên Thủy luôn quan tâm bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa.

Huyện Mai Châu đa dạng hoạt động tuyên truyền xây dựng nông thôn mới

Từ đầu năm đến nay, công tác tuyên truyền, vận động xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Mai Châu tiếp tục được đẩy mạnh, đổi mới về hình thức, nội dung.

Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc xóm Nam Thái, xã Đoàn Kết

Ngày 6/11, khu dân cư (KDC) xóm Nam Thái, xã Đoàn Kết (Yên Thủy) tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc và kỷ niệm 94 năm ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024). Tới dự có đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ngành tỉnh và huyện Yên Thủy.

Thông cáo báo chí Tuần văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024

Ban Tổ chức Tuần Văn hoá - Du lịch tỉnh Hoà Bình năm 2024 vừa ban hành Thông cáo cáo chí. 

Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc khu dân cư Khị, xã Nhân Nghĩa

Ngày 6/11, khu dân cư (KDC) Khị, xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024. Tới dự có đồng chí Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; lãnh đạo một số ban, sở, ngành và huyện Lạc Sơn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục