Ngày 19/12, triển lãm "Dòng cảm xúc từ Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch" đã khai mạc tại Di tích Đường Xoài, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch.

Chú thích ảnh

Đại biểu tham quan trưng bày các tác phẩm ảnh từ cuộc thi nhiếp ảnh "Vẻ đẹp Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch”. 

Triển lãm được tổ chức nhân kỷ niệm 70 năm Bác Hồ về sống và làm việc tại Khu Phủ Chủ tịch; 78 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (19/12/1946 - 19/12/2024).

Phát biểu khai mạc triển lãm, bà Lê Thị Phượng, Giám đốc Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch cho biết: Cách đây tròn 70 năm, ngày 19/12/1954, sau khi kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc đã trở về sống và làm việc tại Khu Phủ Chủ tịch, tiếp tục chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam đi đến bến bờ thắng lợi.

Theo bà Lê Thị Phượng, trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống và làm việc tại nhiều nơi nhưng Khu Phủ Chủ tịch đã vinh dự là nơi gắn bó với Người lâu nhất - 15 năm cuối đời. 70 năm trôi qua, di sản của Người vẫn hiện hữu trong từng di tích, tài liệu hiện vật, từng góc không gian của Khu Di tích. Những con đường trong Khu Di tích tuy không còn đón bước chân của Bác mỗi ngày, nhưng đồng bào, đồng chí và bạn bè quốc tế vẫn theo lối sỏi quen đến thăm nơi ở và làm việc của Người. Khi tới thăm ngôi nhà của Bác, lắng nghe những câu chuyện nhỏ nhưng chứa đựng bài học lớn, rất nhiều khách tham quan đã để lại những dòng cảm tưởng trân trọng, xúc động về Bác Hồ - Người Việt Nam đẹp nhất.

"Với niềm vinh dự, tự hào được bảo tồn, phát huy giá trị di sản nơi ở và làm việc của Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch đồng thời là nơi trực tiếp hằng ngày đón nhận tình cảm của đồng bào cùng bạn bè quốc tế kính dâng lên Bác, Khu Di tích đã tập hợp những dòng cảm xúc lắng đọng trong các trang cảm tưởng suốt 55 năm qua để thực hiện triển lãm", bà Lê Thị Phượng chia sẻ.

Chú thích ảnh

Khách tham quan triển lãm. 

Triển lãm "Dòng cảm xúc từ Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch" tôn vinh những giá trị di sản trường tồn để lại cho muôn đời sau và khẳng định tấm lòng tôn kính, ngưỡng mộ của nhân dân Việt Nam, bạn bè quốc tế đối với tư tưởng, đạo đức, phong cách của vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, Nhà văn hóa kiệt xuất, chiến sĩ cộng sản quốc tế, người bạn thủy chung của nhân loại tiến bộ và yêu chuộng hòa bình. Đây là không gian chứa đựng tình cảm sâu sắc, được chọn lọc từ 7.200 cảm tưởng của nhân dân trong nước và kiều bào ở khắp mọi miền, cùng 3.200 cảm tưởng quốc tế từ 90 quốc gia của các nguyên thủ, chính khách và bạn bè quốc tế trong suốt 55 năm kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi.

Theo Ban tổ chức, đây là lần đầu tiên Khu Di tích thực hiện việc hệ thống hóa toàn bộ những cảm tưởng đã và đang lưu giữ trong suốt 55 năm qua (1969 - 2024) nhằm tuyển chọn những cảm tưởng tiêu biểu giới thiệu rộng rãi đến công chúng trong nước và nước ngoài. Những dòng lưu bút này không chỉ là những lời tri ân đầy xúc động, mà còn là minh chứng sinh động cho tầm ảnh hưởng sâu rộng và tình cảm chân thành mà nhân loại dành cho Người. Mỗi cảm tưởng như một dấu ấn, thể hiện sự kính trọng và ngưỡng mộ vô hạn đối với một lãnh tụ vĩ đại, Người đã trở thành biểu tượng không chỉ của dân tộc Việt Nam mà của cả thế giới.

Chú thích ảnh

Đại biểu tham quan triển lãm.

Triển lãm gồm 2 phần. Phần 1 là những dòng cảm xúc của nguyên thủ, lãnh đạo cấp cao và nhân dân Việt Nam, giới thiệu tới công chúng những xúc cảm lắng đọng của các nguyên thủ quốc gia, lãnh đạo cấp cao mỗi khi thăm Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh; những cảm tưởng chân thành, mộc mạc của đồng bào từ 63 tỉnh, thành trong cả nước; những tình cảm da diết từ kiều bào xa Tổ quốc; sự kính yêu, ngưỡng mộ của mọi tầng lớp xã hội - công nhân, nông dân, trí thức, doanh nhân, thanh niên, học sinh, sinh viên...

Phần 2 là những dòng cảm xúc của nguyên thủ, chính khách và bạn bè quốc tế từ khắp năm châu, mỗi khi họ đến thăm nơi ở và làm việc của Bác. Trong suốt 55 năm qua, đã có đại biểu của gần 90 quốc gia đến thăm Khu Di tích và để lại gần 3.200 cảm tưởng. Các nguyên thủ quốc gia và đại diện các tổ chức quốc tế đến Việt Nam đều xem việc thăm Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch như một dấu ấn quan trọng trong hành trình công tác, văn hóa ngoại giao. Những dòng cảm tưởng chân thành, thể hiện lòng kính trọng, sự ngưỡng mộ trước cuộc đời giản dị mà vĩ đại của Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ suốt đời đấu tranh cho hòa bình, tự do và công lý.

Triển lãm cũng dành không gian giới thiệu các dòng cảm tưởng của các nhà hoạt động, nhà văn hóa, bạn bè và du khách quốc tế đến từ khắp năm châu. Xuyên suốt những dòng cảm tưởng đó đều là tấm lòng tôn kính khi chiêm ngưỡng những hiện vật, tư liệu quý báu về Chủ tịch Hồ Chí Minh với cảm xúc đa dạng và sâu sắc: từ sự ngưỡng mộ trước nhân cách cao đẹp, lòng biết ơn vì những giá trị hòa bình và tiến bộ mà Người đã góp phần vun đắp, đến sự tin tưởng vào sức sống bền bỉ của tư tưởng Hồ Chí Minh trong thế giới hôm nay.



Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Cụm thi đua số 3 - Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024

Sáng 14/12, Cụm thi đua số 3 - Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) gồm Sở VH-TT&DL các tỉnh: Hoà Bình - cụm trưởng, Phú Thọ - cụm phó, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc và Bắc Giang tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng (TĐKT) năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.

Huyện Lạc Sơn - thắm tình quân dân trong ngày hội lớn

Ngày 6/11 vừa qua, trong sự hân hoan, phấn khởi, hàng trăm người dân xóm Khị, xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) xúng xính trong những bộ váy áo mới nhất, đẹp nhất đổ về sân nhà văn hóa xóm dự Ngày hội Đại đoàn kết (ĐĐK) toàn dân tộc và Văn hoá quân dân (VHQD) năm 2024. Chị Bùi Thị Khánh, người dân xóm Khị chia sẻ: Đây là lần đầu tiên xóm tổ chức ngày hội ĐĐK gắn với ngày hội VHQD, không chỉ tôi mà nhiều người dân trong xóm rất háo hức và mong chờ đến ngày này để được chung vui, gắn kết tình cảm với cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang trên tinh thần đoàn kết, gắn bó giữa quân với dân.

Tập huấn triển khai mô hình di sản văn hóa kết nối trong hành trình du lịch văn hóa

Cục Di sản văn hoá vừa phối hợp Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hoà Bình tổ chức tập huấn triển khai mô hình di sản văn hóa kết nối trong hành trình du lịch văn hóa tại các huyện Cao Phong, Lạc Sơn.

Tôn tạo khu di tích danh nhân văn hóa Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Những ngày này, dự án tu bổ, tôn tạo di tích quốc gia đặc biệt khu mộ và khu lưu niệm Danh nhân văn hóa Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh đang được nhà thầu đẩy nhanh tiến độ. Qua đó, sớm hoàn thành để phục vụ Lễ kỷ niệm 300 năm ngày sinh Đại danh y, dự kiến tổ chức vào cuối tháng 12/2024.

Huyện Lạc Sơn: Tiếp thêm động lực bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Cùng với các nội dung, hoạt động của Dự án 6 - Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021- 2026, công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các DTTS trên địa bàn huyện Lạc Sơn có thêm động lực thúc đẩy.

Trao Giải báo chí toàn quốc về nông nghiệp, nông dân, nông thôn

Tối 10/12, Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam lần thứ II năm 2024 được tổ chức tại Hà Nội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục