Mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội dự kiến tổ chức chương trình đặc biệt Tết Việt-Tết phố vào ngày 19/1/2025, với nhiều hoạt động đậm nét văn hoá truyền thống.
Chiều 14/1, đại diện Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội cho biết, chương trình sẽ khai mạc sáng 19/1, tại đình Kim Ngân (số 42-44 phố Hàng Bạc, Hà Nội). Lễ khai mạc sẽ ghi dấu với đoàn rước từ Trung tâm Giao lưu văn hóa Phố cổ (50 Đào Duy Từ) ra đình Kim Ngân.
Chương trình do Câu lạc bộ Đình làng Việt phối hợp với Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội, cùng một số đơn vị tổ chức.
Quy mô đoàn rước với 400 thành viên mặc trang phục truyền thống, sẽ di chuyển qua nhiều tuyến phố như: Hàng Buồm - Hàng Ngang - Hàng Đào - Đinh Tiên Hoàng - Hàng Khay - Lê Thái Tổ và dừng lại ở đình Kim Ngân tổ chức dâng lễ vật.
Chương trình Tết Việt tại Phố cổ luôn là hoạt động được nhiều người mong chờ khi Tết đến. Ảnh: Thế Đoàn
Lễ vật là những vật phẩm truyền thống ở Hà Nội như: Mứt tết, trà sen, bánh chưng, bánh cốm, hoa đào… Đoàn thực hiện các nghi thức quan trọng như Lễ Cáo yết Thành hoàng, cúng Tổ nghề, dựng cây nêu tại đình. Cuối cùng, các nghệ nhân sẽ trình diễn thư pháp và các tiết mục âm nhạc dân gian.
Từ ngày 10/1-16/2/2025, Ban tổ chức sẽ trưng bày, giới thiệu các tác phẩm nghệ thuật với chủ đề "Sắc Xuân Ất Tỵ 2025" và bộ sưu tập con giáp tại Trung tâm Thông tin Văn hóa Hồ Gươm (số 2 Lê Thái Tổ). Đáng chú ý là chương trình tổ chức gói bánh chưng tại Trung tâm Văn hóa nghệ thuật 22 Hàng Buồm (ngày 25/1).
Từ ngày 19/1-28/2/2025, một số hoạt động khác như trang trí, sắp đặt không gian Tết truyền thống; sắp đặt không gian sinh hoạt, đón Tết của một gia đình Hà Nội xưa; trang trí không gian Tết truyền thống vùng đồng bằng Bắc Bộ; trình diễn thư pháp Việt... cũng diễn ra tại khu vực phố cổ Hà Nội.
Tết Việt-Tết phố là hoạt động truyền thống của quận Hoàn Kiếm mỗi khi Tết đến, xuân về. Đây cũng là sự kiện thu hút đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế. Ban Tổ chức mong muốn cộng đồng chung tay vào các hoạt động bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống.
Theo Baotintuc.vn
Trước kia, hát thường rang bộ mẹng, hát đúp giao duyên là thể loại diễn ra nhiều nhất trong đời sống sinh hoạt của người Mường Hòa Bình. Sau thời gian mai một, nghệ thuật độc đáo này được các cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm bảo tồn, cộng đồng chung tay giữ gìn nhằm đưa hát Mường trở về vị trí quan trọng vốn có, góp phần phát huy những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp.
Nói đến nhạc cụ dân tộc Mường có thể nhắc đến nhiều loại nhạc cụ như chiêng, sáo ôi, cò ke... được sử dụng phổ biến. Đối với kèn Bỉ Đôi, một nhạc cụ rất độc đáo riêng có nhiều năm nay được người Mường huyện vùng cao Đà Bắc lưu giữ, bảo tồn và quý trọng.
UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 03/KH-UBND về xây dựng biểu tượng linh vật chào Xuân Ất Tỵ năm 2025.
Sáng 9/1, tại Quảng trường Hòa Bình, Công ty Đức Nhân - đơn vị thi công bắt đầu lắp đặt biểu tượng linh vật chào Xuân Ất Tỵ 2025, với chủ đề "Hòa Bình - Vững tin tiến bước”.
Ở khu Vai, thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thủy) không ai không biết ông Trần Mạnh Hùng, nghệ nhân đam mê với nghệ thuật trình diễn văn hoá dân gian hát chầu văn. Ông Hùng từng biểu diễn ở nhiều sân khấu lớn, nhỏ trong và ngoài tỉnh. Nổi bật, tại Lễ hội chùa Tiên huyện Lạc Thuỷ năm 2024 được tổ chức quy mô cấp tỉnh, tiết mục hát chầu văn của ông cùng nhóm nghệ nhân đã góp phần quảng bá nét văn hoá độc đáo đến với đông đảo du khách.