Các lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh thường diễn ra vào dịp đầu Xuân, đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch được tổ chức phục vụ nhân dân vui Xuân, đón Tết. Năm nay, để đảm bảo an toàn hoạt động lễ hội Xuân Ất Tỵ, các cấp, ngành, địa phương tích cực phối hợp tổ chức đảm bảo trang trọng, đúng nghi lễ truyền thống, thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội.


Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hoà Bình năm 2025 được tổ chức góp phần bảo tồn, quảng bá giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch.

Hòa Bình là vùng đất nổi tiếng với nhiều lễ hội dân gian mang bản sắc dân tộc. Căn cứ báo cáo của Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện, thành phố, năm 2025, toàn tỉnh có 115 lễ hội đăng ký tổ chức. Trong đó có 2 lễ hội cấp tỉnh là Lễ hội chùa Tiên, khai hội mùng 4 tháng Giêng tại Khu du lịch chùa Tiên, xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy); Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh khai hội mùng 8 tháng Giêng tại xã Phong Phú (Tân Lạc). 8 lễ hội cấp huyện, thành phố gồm: Lễ dâng hương tại Đền thờ Bác Hồ và người có công, địa điểm Nhà máy in tiền xã Phú Nghĩa (Lạc Thuỷ); Lễ hội Gầu Tào, xóm Xà Lính, xã Pà Cò (Mai Châu); Lễ khai mùa Mường Thàng tại xã Dũng Phong (Cao Phong); Lễ hội Cam Cao Phong lần thứ 9 dự kiến tổ chức tháng 11/2025 tại Sân vận động huyện Cao Phong; Lễ hội Cầu Mường, xã Mường Chiềng (Đà Bắc); Hội diễn văn nghệ mừng Đảng, mừng Xuân, mừng quê hương, đất nước đổi mới tại Nhà văn hóa trung tâm huyện Đà Bắc. Còn lại là 56 lễ hội cấp xã, phường, thị trấn; 49 lễ hội cấp thôn, xóm.

Tham gia Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình năm 2025 được tổ chức tại huyện Tân Lạc, chị Hoàng Thị Hiền, phường Thống Nhất (TP Hoà Bình) chia sẻ: Lần đầu tiên được tham dự lễ hội lớn nhất của dân tộc Mường tỉnh, tôi ấn tượng bởi quy mô tổ chức, phần lễ được tổ chức công phu, đậm đà bản sắc. Phần hội được đầu tư với nhiều nội dung phong phú, độc đáo. Tuy nhiên, tôi vẫn thấy tình trạng một số người ý thức chưa cao khi bày bán các mặt hàng giữa đường, gây cản trở giao thông. Có những đồ ăn, uống bày bán không được che đậy, gây nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm… Chúng tôi mong muốn cơ quan chức năng, chính quyền địa phương tăng cường quản lý để người dân vui Xuân đảm bảo an toàn, lành mạnh.

Đồng chí Lưu Huy Linh, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL cho biết: Thực hiện Nghị định số 110/2018/NĐ-CP, ngày 29/8/2018 của Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội cũng như văn bản chỉ đạo của Bộ VH-TT&DL, Sở VH-TT&DL đã có văn bản tăng cường công tác quản lý, tổ chức lễ hội năm 2025 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ. Theo đó, Sở VH-TT&DL đề nghị UBND các huyện, thành phố phối hợp, chỉ đạo tập trung triển khai thực hiện nghiêm các quy định về quản lý và tổ chức lễ hội, bảo đảm đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm. Tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội trên địa bàn; tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền địa phương trong công tác quản lý và tổ chức lễ hội theo phân cấp quản lý. Trong đó, xây dựng phương án tổ chức hoạt động lễ hội theo phân cấp, bảo đảm giữ gìn các giá trị về lịch sử, văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc; bảo đảm trang trọng, đúng nghi lễ; tiết kiệm, chống lãng phí; đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và phát huy vai trò chủ thể của người dân trong hoạt động lễ hội.

Chỉ đạo, yêu cầu Ban Tổ chức lễ hội thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật nhằm tổ chức lễ hội trật tự, an toàn, tiết kiệm, phù hợp với nếp sống văn minh, truyền thống văn hóa của dân tộc và phong tục, tập quán tốt đẹp của địa phương. Không tổ chức lễ hội tràn lan gây tốn kém, lãng phí thời gian, tiền bạc của nhân dân, xã hội và Nhà nước. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp, ngành, nhân dân và du khách trong việc thực hiện nghiêm các quy định, quy chế về tổ chức lễ hội; không đốt đồ mã, vàng mã gây lãng phí, ảnh hưởng đến môi trường và công tác phòng, chống cháy nổ. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi tổ chức lễ hội; kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động lễ hội, đặc biệt là các hành vi lợi dụng di tích, lễ hội, tín ngưỡng để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan, cờ bạc. Kịp thời xử lý những cơ sở vi phạm quy định về an toàn phòng cháy, chữa cháy, an ninh trật tự và các quy định pháp luật khác có liên quan…

Bên cạnh đó, nhân dân và du khách đề cao ý thức trách nhiệm, nghiêm túc thực hiện các quy định của Nhà nước về tổ chức lễ hội. Lễ hội đầu năm luôn gắn với giá trị truyền thống cao đẹp, nhân văn. Những giá trị này chỉ có thể có được một cách trọn vẹn trên cơ sở ý thức của từng cá nhân và của cả cộng đồng xã hội trong tham gia lễ hội, để đảm bảo lễ hội diễn ra thực sự an toàn, văn minh.

 

Hương Lan

Các tin khác


Trình diễn thơ ca chào mừng Ngày thơ Việt Nam Xuân Ất Tỵ

Ngày 9/2 (tức 12 tháng Giêng), tại Trung tâm học tập cộng đồng xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn), Câu lạc bộ (CLB) Thơ ca tỉnh tổ chức Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23 - Xuân Ất Tỵ 2025. Trên 250 hội viên đến từ 13 CLB thơ ca trong toàn tỉnh, CLB thơ ca tỉnh bạn và đông đảo bạn thơ, người yêu thích thơ ca đến tham dự.

Lòng có thành thì tâm mới nguyện

Năm cũ trong gia đình chị Lanh xảy ra nhiều chuyện lục đục. Từ nội tại có, rồi tai bay vạ gió cũng có. Thế nên những ngày giáp Tết, cùng với việc lo mua sắm, chị Lanh không quên sắm thêm đồ lễ rồi đặt lịch với "nhà thầy” để ra Tết làm lễ dâng sao, giải hạn cầu an cho gia đình. 

Vật thiêng xứ Mường hội tụ và tỏa sáng

Hoà cùng không khí lễ hội của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024, một địa chỉ không thể bỏ qua khi người dân và du khách đến tìm hiểu, tham quan là gian trưng bày chuyên đề "Vật thiêng xứ Mường” tại Bảo tàng tỉnh. Đến đây, ta như hòa mình vào không gian nối liền giữa quá khứ và hiện tại với 2 khu trưng bày hiện vật đặc sắc trống đồng cổ và nghệ thuật chiêng được người Mường giữ gìn và trao truyền qua nhiều thế hệ, được coi như vật báu hồn thiêng của dân tộc Mường.

Ẩm thực đất Mường xuống phố

Với hương vị đặc trưng, cách chế biến đơn giản nhưng không kém phần hấp dẫn, ẩm thực xứ Mường đã xuống phố và dần khẳng định chỗ đứng trên bản đồ ẩm thực Hà thành. Thủ đô Hà Nội là nơi hội tụ, lan tỏa và tôn vinh văn hóa ẩm thực của khắp vùng miền cả nước, trong đó có ẩm thực xứ Mường Hòa Bình. Hàng loạt cái tên đã xây dựng được "thương hiệu” khi nhắc đến ẩm thực Tây Bắc nói chung, ẩm thực xứ Mường ở Hà Nội nói riêng; đó là A Bản Mountain Dew, Bản Quán, Pao Quán, Kiến, Ao Quán, Mường Bi Bạch Hồng, Nhà hàng Mai Châu…Với mức giá từ 150 - 200 nghìn đồng/người ở các quán bình dân và khoảng 500 nghìn đồng/người ở các nhà hàng cao cấp là thực khách có thể được thưởng thức những món ăn chuẩn vị xứ Mường giữa Thủ đô.

21 thí sinh tham gia Cuộc thi “Thanh niên thanh lịch” 

Tại xã Vĩnh Đồng, Huyện Đoàn Kim Bôi vừa tổ chức Cuộc thi "Thanh niên thanh lịch” năm 2025 với chủ đề "Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Mường”.

Du xuân chùa Tiên

Chùa Tiên tọa lạc trong thung lũng của thôn Lão Nội và Lão Ngoại, xã Phú Nghĩa, huyện Lạc Thủy; xung quanh được che chắn bởi 2 dãy núi trải dài như 2 con rồng khổng lồ muốn vươn mình tới trời xanh. Hàng năm, mỗi độ Xuân về, hàng nghìn phật tử cùng du khách thập phương lại hành hương trẩy hội chùa Tiên. Quần thể di tích chùa Tiên được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích cấp Quốc gia với 21 điểm di tích thuộc nhiều loại hình: di tích lịch sử văn hóa, di tích thắng cảnh, di tích khảo cổ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục