Không chỉ có giá trị về lịch sử, văn hóa, cây di sản còn là niềm tự hào của nhân dân địa phương. Vì vậy, công tác bảo tồn, phát huy giá trị cây di sản được xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu chú trọng thực hiện.


 

Cây thị xóm Mỏ, xã Chiềng Châu được xem là "nhân chứng sống” chứng kiến những thăng trầm trong suốt chiều dài lịch sử của vùng đất Mai Châu.

Cách thị trấn Mai Châu khoảng 2km, cây thị xóm Mỏ, xã Chiềng Châu là cây duy nhất trên địa bàn huyện được công nhận cây di sản Việt Nam, được xem là "nhân chứng sống” chứng kiến những thăng trầm trong suốt chiều dài lịch sử của vùng đất Mai Châu. Người dân nơi đây thuộc làu câu chuyện truyền thuyết khi xưa giặc cờ đen phương Bắc do Chư soái Lưu Hữu Phúc chỉ huy từ mạn Mộc Châu (Sơn La) tràn xuống, cho quân xây dựng đồn lũy tại khu vực cây thị xóm Mỏ hòng chiếm đóng Mai Châu. Quân giặc tàn ác đi đến đâu vơ vét tài sản của dân, tàn phá mùa màng, giết trai tráng trong làng và binh sĩ, lấy thủ cấp nộp cho Chư soái lấy công và treo lên ngọn cây thị để thị uy. Sau khi đã nhận công, chúng đào hố chôn tập trung cách gốc cây thị khoảng 200m về phía Thanh Hóa. Mỗi khi đi qua đây, người dân đều vô cùng căm phẫn trước tội ác dã man của quân giặc. Vì vậy, họ nung nấu ý chí đánh đuổi ngoại xâm. Cây thị xóm Mỏ trở thành chứng nhân tội ác một thuở.

Đến thời Pháp thuộc, giặc tiếp tục bắt bớ và chém giết người vô cớ rồi cắt đầu treo lên cây thị. Gốc thị từng nhuốm máu đào của bao chiến sỹ yêu nước. Những năm chiến tranh, giặc ném bom dữ dội, gốc thị già trở thành nơi họp hội dân quân du kích, bày binh bố trận để chiến đấu. Cây chính là chứng nhân lịch sử trong 2 cuộc chiến tranh của dân tộc, là vị cứu tinh che chở cho dân làng.

Năm 2016, cây thị xóm Mỏ được vinh danh là cây di sản Việt Nam. Nhờ được bảo vệ tốt nên cây thị cổ thụ vẫn vẹn nguyên sức sống, tỏa bóng xanh mát quanh năm. Người dân trong xóm thường xuyên phân công nhau đến chăm sóc, quét dọn. Cây thị xóm Mỏ không chỉ đơn thuần là cây cổ thụ mà còn là chứng nhân lịch sử, nét đẹp văn hóa, niềm tự hào của người dân địa phương. "Việc cây thị xóm Mỏ được công nhận là cây di sản có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa, là cơ hội để khơi dậy tinh thần yêu nước, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Chúng tôi đã tuyên truyền cho bà con nhân dân trong xóm chung tay bảo vệ cây, ngoài ra trồng thêm hoa, cây cảnh xung quanh, thường xuyên quét dọn tạo cảnh quan, môi trường xanh - sạch - đẹp”, bà Hà Thị Yên, Bí thư chi bộ xóm Mỏ, xã Chiềng Châu cho biết.

"Để bảo vệ và giữ gìn cây trường tồn, UBND xã Chiềng Châu giao xóm trông coi, chăm sóc, tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp, thường xuyên theo dõi tình hình cây cổ thụ. Cùng với bản Lác, hang Láng, hang Piềng Kẻm, cây thị xóm Mỏ - cây di sản Việt Nam gắn với vùng đất Mường Thượng, xã Chiềng Châu. Một số người làm du lịch ở địa phương đang ấp ủ thực hiện ý tưởng xây dựng chuỗi hoạt động trải nghiệm với lịch trình cây thị xóm Mỏ - bản Lác - hang Piềng Kẻm để góp phần giới thiệu, quảng bá về điểm đến Chiềng Châu tươi đẹp, mang giá trị lịch sử và giàu bản sắc văn hóa dân tộc Thái”, đồng chí Hà Văn Tiệp, Chủ tịch UBND xã Chiềng Châu chia sẻ.

Việc bảo tồn, chăm sóc cây di sản góp phần quan trọng bảo vệ môi trường tự nhiên và nguồn gen quý hiếm. Cây thị xóm Mỏ được công nhận là cây di sản Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hoá, khơi dậy tinh thần yêu nước, tạo sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Với giá trị lịch sử, văn hoá và tâm linh, cây thị xóm Mỏ cùng với đền làng Bôn (xóm Chiềng Châu) là tiền đề để xã Chiềng Châu quảng bá, phát triển du lịch tâm linh.

 

Thanh Loan

(Trung tâm VH-TT&TT huyện Mai Châu)

Các tin khác


Tỉnh Hòa Bình - nơi hội tụ những nét văn hóa, lịch sử độc đáo, bản sắc: Bài 2 - Đa dạng, bản sắc, nét riêng của các dân tộc ở Hòa Bình

Hòa Bình tạo dấu ấn đối với du khách gần xa cũng bởi sự đa dạng trong lối sống, sinh hoạt và bản sắc văn hóa của các dân tộc anh em. Trên địa bàn tỉnh có 6 dân tộc chính cùng chung sống lâu đời (tổng số gần 90 vạn dân), đông nhất là dân tộc Mường chiếm 63,3% dân số; dân tộc Kinh chiếm 27,73%; dân tộc Thái chiếm 3,9%; dân tộc Tày chiếm 2,7%; dân tộc Dao chiếm 1,7%; dân tộc Mông chiếm 0,52%; các dân tộc khác chiếm 1,18%. Cùng với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, đồng bào các dân tộc tỉnh Hòa Bình luôn đoàn kết, chịu thương chịu khó, có ý chí phấn đấu vươn lên phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, mỗi dân tộc thể hiện được bản sắc văn hoá riêng biệt, độc đáo, tạo nên nền văn hóa đa dạng, phong phú, đặc sắc và hấp dẫn trên đất Hòa Bình…


Dấu ấn của nhiếp ảnh Hòa Bình

Năm 2024, Chi hội Nhiếp ảnh tỉnh Hòa Bình đã có nhiều hoạt động sôi nổi, tạo ra nhiều tác phẩm giá trị, đóng góp vào sự phát triển chung của văn học - nghệ thuật địa phương. Chi hội không ngừng đổi mới, củng cố tổ chức, tổ chức sáng tác theo nhóm, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm để nâng cao chất lượng tác phẩm. Các nghệ sĩ nhiếp ảnh tích cực tham gia các sự kiện văn hóa, lễ hội và trại sáng tác, góp phần ghi lại những khoảnh khắc quan trọng của tỉnh.

Nét đẹp lễ hội chùa Sim, xã Hợp Tiến

Chùa Sim tọa lạc tại xóm Sim Ngoài, xã Hợp Tiến (Kim Bôi). Lễ hội chùa Sim khai hội vào ngày 15 tháng Giêng hằng năm. Đây là lễ hội truyền thống mang tính lịch sử lâu đời, là một trong những lễ hội lớn của huyện Kim Bôi.

Lễ hội Hoa Ban 2025: Sản phẩm du lịch đặc biệt với nhiều điểm mới

Sau khi đăng cai Năm Du lịch Quốc gia 2024 thành công, Điện Biên tiếp tục tổ chức Lễ hội Hoa Ban năm 2025 với quy mô lớn nhất từ trước tới nay.

Đón Bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh đình Sấu, xã Thanh Cao

UBND huyện Lương Sơn vừa tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh đình Sấu, xã Thanh Cao.

Ấn tượng chương trình “Linh Lang -Khí thiêng hội tụ - Long Biên tỏa sáng”

Tối 8/3, chương trình nghệ thuật giao lưu trình diễn di sản văn hóa phi vật thể "Linh Lang - Khí thiêng hội tụ - Long Biên tỏa sáng” do quận Long Biên tổ chức, Báo Kinh tế & Đô thị là đơn vị truyền thông, đã diễn ra ấn tượng, mãn nhãn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục