Đây là một đêm chơi cồng chỉ thấy các bậc lão làng, luôn thiếu vắng bóng dáng đám trai trẻ.

Đây là một đêm chơi cồng chỉ thấy các bậc lão làng, luôn thiếu vắng bóng dáng đám trai trẻ.

"Em về răng được mà về, bức thư chưa gửi, lời thề chưa trao?"... Đó là những câu hát quen thuộc của đồng bào dân tộc Thổ khi vui hội cồng chiêng. Thế nhưng, những tiếng hát đối đáp tình tứ, những người biết chơi cồng chiêng thì mỗi ngày một ít đi. Và đây cũng là nỗi lo không xa của đồng bào dân tộc Thổ huyện miền núi Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. Chúng tôi ghé làng Đong, một điển hình của văn hóa cồng chiêng người Thổ.

Cồng chiêng hồn người Thổ

Khi nói đến làng Đong thì không ai ở quanh vùng không biết đến văn hóa cồng chiêng nổi tiếng. "Nghe tiếng cồng làng Đong, nghe tiếng chiêng làng Bồi". Đó là câu hát đã đi vào tâm trí của những người dân Nghĩa Đàn xưa (nay là thị xã Thái Hòa).

"Sự tích của cồng chiêng người dân làng Đong không ai biết và không ai nhớ rõ là nó có từ đời nào, thuở nào. Lớn lên đã thấy người lớn chơi cồng, sau nhiều đêm trốn nhà đi nghe hát cồng chiêng... từ đó biết chơi cồng chiêng. Cồng chiêng thường hay được chơi trong những ngày như mừng nhà mới, đám cưới trong thôn, mừng thọ cho các cụ, chơi trong những ngày lễ lớn của dân tộc... Cồng chiêng như ăn vào máu, vào tâm can của dân làng, thiếu cồng chiêng như thiếu một phần của cuộc sống vậy", chị Hồ Thị Luật (Xóm trưởng xóm 5, làng Đong) bày tỏ lòng mình.

Làng Đong là làng thuần nông, người dân trong làng quanh năm chỉ lao vào công việc ngoài ruộng ngoài nương. Thế nhưng cồng chiêng làng Đong luôn nổi tiếng khắp huyện, cả tỉnh. Liên tiếp đoạt giải trong các lễ hội làng Vạc được tổ chức tháng 2 hàng năm. Cồng chiêng của làng Đong còn được đi biểu diễn trong Tây Nguyên, đoạt Giải anh hùng Núp trong ngày lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên, đi biểu diễn tại Thanh Hóa và các tỉnh lân cận là đội đại diện cho xã Nghĩa Tiến tham gia ngày hội các văn hóa dân tộc tổ chức tại Quỳ Hợp, Nghệ An.

Khi tiếng cồng chiêng cất lên, tiếng kèn tiếng trống hòa vào nhau, nam thanh nữ tú cùng hòa theo điệu nhảy làm ngây ngất đất trời. Họ cầm tay nhau, đứng bên nhau múa hát quên hết mệt nhọc của cuộc sống thường ngày. Cồng chiêng hòa cùng nhịp trống tiếng kèn, con người hòa vào nhau, quyện với thiên nhiên cây cỏ tạo nên nét đặc sắc của cồng chiêng người Thổ.

Điều đặc biệt là cồng chiêng thường do phụ nữ đánh, còn đàn ông thì thổi kèn, đánh trống và múa hát, tiếng cồng và những bản nhạc đám cưới khác với đám ma chay cúng vái, khác với lễ mừng nhà mới, lễ đón xuân... 

Nỗi lo của làng Đong

Làng Đong với hơn 95% là người dân tộc Thổ, với hơn 700 nhân khẩu nhưng hình như ai cũng có sẵn trong mình dòng máu cồng chiêng từ khi mới sinh ra. Nhưng thực tế đến nay, số lương người chơi được cồng chiêng của làng có thể đếm trên đầu ngón tay.

Đáng báo động nhất là số người biết chơi kèn. Hiện tại số người biết chơi kèn trong làng và cả xã Nghĩa Tiến còn lại 4 người. Là làng thuần nông, quanh năm lo ruộng đồng để mưu sinh, đó cũng là một lý do làm cho tiếng cồng ngày một ít đi.

 Bác Thể là một trong bốn người còn lại trong làng có thể chơi được kèn.

Ông Sầm Văn Thể (Đội phó đội cồng chiêng) tâm sự: "Cả làng còn sót lại 4 người chơi được kèn thôi, cũng có nhiều trai trẻ trong thôn học nhưng chưa ai thành. Học thổi kèn rất khó, không phải ai cũng có thể chơi được thứ nhạc cụ đó, nhưng có đam mê là học được. Không biết rồi đây ai sẽ thay thế chúng tôi chơi kèn để hòa cùng nhịp trống, nhịp cồng chiêng trong những ngày lễ trọng đại của dân tộc". Ông kể: "Tui đam mê cồng chiêng từ nhỏ, nhưng lại thích thổi kèn hơn. Thuở bé, tui theo các cụ đi chơi cồng cho tới sáng, quên ăn quên ngủ, tranh thủ những lúc mọi người ngồi nghỉ tui lại xin vào đánh cồng thử, rồi thổi kèn..., thế là biết chơi kèn lúc nào không hay".

Cụ Sầm Thị Chọn (77 tuổi) là nghệ nhân cao tuổi nhất của làng biết chơi cồng chiêng, nói như trách: "Đám thanh niên trẻ bây giờ, chúng không còn thích cồng chiêng như tui hồi trước. Chúng thích cái nhạc gì mà cứ xập xà xập xình, nghe inh tai nhức óc. Tui già ri rồi mà vẫn thích chơi cồng lắm. Có lễ hội chơi cồng chiêng là tui phải đến nghe cho bằng được". Mắt cụ nhìn xa xăm...

Cụ ngày một già đi, nhưng nỗi lo vẫn mang theo bên mình. Lo cho cả văn hóa của dân tộc sẽ ngày một thiếu vắng tiếng cồng. Đó cũng là lo lắng lớn nhất của cả làng Đong, vì lớp trai trẻ chưa ai có thể thay thế được lớp già. Những ngày lễ hội, các cuộc thi thì vẫn là những gương mặt quen thuộc mỗi ngày một nhiều tuổi, không thấy một bóng chàng trai, cô gái trẻ nào.

Miền Tây xứ Nghệ có văn hóa cồng chiêng của người Thái, Thanh và cồng chiêng người Thổ. Thiết nghĩ, địa phương và Sở Văn hóa tỉnh cần có những biện pháp để duy trì, bảo vệ và phát triển văn hóa cồng chiêng của người Thổ nói riêng và cồng chiêng của cả dân tộc nói chung.

                                                                                Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục