Kinh tế phát triển tạo đà cho những đổi thay ở bản Mường - Hợp Thịnh

Kinh tế phát triển tạo đà cho những đổi thay ở bản Mường - Hợp Thịnh

(HBĐT) - Khi tiếng cồng đang vang xa, tiếng chiêng ngân không dứt cũng là lúc báo hiệu mùa xuân mới lại về trên quê hương bản mường Hợp Thịnh (Kỳ Sơn). Đi trên con đường làng trải bê tông vững trãi, thoả thích ngắm nhìn những ngôi nhà cao tầng san sát dọc lối đi, chúng tôi vui lây với những hân hoan, với niềm vui của bản Mường.

 

Bà Phùng Thị Thanh ở xóm Tự Do phấn khởi: “Năm nay, Hợp Thịnh lại được mùa ngô, mùa lúa, giá bán lại ổn định nên nhà nông bớt phần khó nhọc hơn rồi, bà con cũng có điều kiện để lo một cái Tết no ấm, đầy đủ hơn”.  Tư duy nhạy bén, năng động trong phát triển kinh tế đã giúp bà con nông dân trong xã chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả, sản lượng lương thực năm sau cao hơn năm trước nhờ biết tận dụng diện tích đất bưa bãi, đất ruộng thâm canh lúa, ngô lai và một số cây màu khác như sắn, đậu tương, rong giềng, tăng hệ số sử dụng đất. Ông Trần Tình - Chủ tịch UBND xã tự tin: Có 2 thuận lợi giúp xã đổi thay là được nhà nước đầu tư tuyến đê bao ngăn nước sông Đà và con đường liên tỉnh chạy qua giúp sản xuất phát triển, hàng hoá được lưu thông. Giờ đây, cuộc sống mới ở bản mường Hợp Thịnh đã có nhiều đổi thay. Năm 2009, bình quân thu nhập đầu người của xã đã tăng lên 730 kg/người/năm, bình quân thu nhập đầu người đạt 12,7 triệu đồng/người/năm. Bên cạnh sản xuất lương thực, chăn nuôi gia súc, gia cầm, bà con còn phát triển một số ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại, dịch vụ đáp ứng nhu cầu thị trường hàng hóa với tỷ trọng xấp xỉ 53%.

 

Đời sống được nâng lên, bà con trong xã không chỉ có tích luỹ, tái đầu tư sản xuất mà còn có điều kiện cải thiện chất lượng cuộc sống cho bản thân và gia đình. Nhiều nhà sắm được các tiện nghi đắt tiền phục vụ sinh hoạt như xe máy, tủ lạnh, ti vi... Ông Nguyễn Quang Hào - Bí thư Đảng uỷ xã cho biết thêm” Đáng mừng là hiện nay, hộ nghèo của xã chỉ còn 2,7%, có 3 xóm không còn hộ nghèo là Đồng Hương, Tân Lập và Độc Lập. Các gia đình có hoàn cảnh khó khăn đều được làng xóm hỗ trợ, giúp đỡ trong xoá đói, giảm nghèo, được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, được chăm lo tặng quà, hỗ trợ tiền mặt đảm bảo đón Tết, vui Xuân mới đầm ấm.

 

Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hợp Thịnh đã đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, chung tay xây dựng quê hương phồn thịnh. Các chương trình dân sinh, vay vốn tín dụng, chăn nuôi, nước sạch tạo cho Hợp Thịnh diện mạo mới. Các công trình hạ tầng cơ sở được đầu tư xây sửa, người dân bản mường vui trong ánh điện sáng bừng, trẻ nhỏ được học hành trong ngôi trường mới, khang trang, cùng với đó là đường giao thông đi lại thuận tiện cho việc lưu thông hàng hoá, giao lưu văn hoá vùng miền, trạm y tế đáp ứng tốt nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Đáng kể nhất là chuyển biến về lĩnh vực Văn hoá - xã hội của toàn xã, chất lượng hai mặt giáo dục được nâng cao. Năm học 2009 - 2010, xã có hơn 20 con em tham dự kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp huyện và đạt nhiều giải cao. Công tác xã hội hoá y tế, xã hội hoá giáo dục được toàn dân đồng tình, ủng hộ cả về vật chất lẫn tinh thần.

 

Năm 2009, 4 xóm gồm Độc Lập, Tự Do, Giếng 2, Trung Thành được công nhận làng văn hoá, đưa tổng số xóm bản văn hoá toàn xã lên 9/13 xóm. 10/12 xóm đã xây dựng và đưa vào sử dụng nhà văn hoá thôn bản phục vụ nhu cầu sinh hoạt cộng đồng dân cư. Giữ cho bản làng, thôn xóm bình yên, lực lượng an ninh xã ngay khi bước sang năm 2010 đã xây dựng và triển khai kế hoạch bảo vệ trước, trong và sau Tết, tuần tra, bảo vệ và trực 24/24 giờ. Các tổ tuần tra, tổ hoà giải xóm đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc để người dân được vui Tết bình yên, đảm bảo ổn định tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

 

Những buổi giao lưu văn hoá, văn nghệ, thi đấu thể thao bóng đá, cờ tướng, bóng chuyền khiến không khí Hội xuân ở bản mường Hợp Thịnh thêm rạo rực, tưng bừng. Những tiết mục văn nghệ đặc sắc mừng Đảng, mừng Xuân, tiết mục tự biên tự diễn, “cây nhà lá vườn” của đội văn nghệ xóm, bản ấm áp tình người, chan chứa tình yêu đất nước, quê hương. Ngân nga câu hát “Tuổi già thêm được bao nhiêu, cháu con mừng nhiều, hạnh phúc gần xa”, cụ Ngô Thị Cô năm nay đã sống trên 100 tuổi, là một trong số những người cao tuổi nhất xã vui lắm, cụ bảo: “Bản mường đổi mới thật rồi! Tết đến nhà nhà rộn rã tiếng cười, vui cảnh con cháu đoàn viên”. Giờ đây, tuy sức khoẻ đã yếu đi nhiều nhưng ngày Tết, cụ vẫn từng bước, từng bước chống gậy đến thăm hỏi bà con, làng trên xóm dưới. Cụ thấy mãn nguyện khi chứng kiến con cháu khôn lớn, trưởng thành, bà con trong xóm, trong xã chung tay xây đắp cuộc sống an vui.

  

                                                                                         Bùi Minh     

 

Các tin khác


Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục