Nghệ sĩ Thanh Ngoan đang biểu diễn.

Nghệ sĩ Thanh Ngoan đang biểu diễn.

Tưởng chừng như một điều thật đơn giản với một nhà hát tầm cỡ quốc gia khi có một cơ ngơi, không gian diễn xướng ở một vị trí đẹp, song để rạp Kim Mã luôn sáng đèn cũng chẳng phải là điều đơn giản nhưng nó lại đang là quyết tâm lớn của tập thể Nhà hát Chèo VN.

Và giờ này, ước mơ đang dần thành hiện thực khi tại rạp Kim Mã, sân khấu lớn và sân khấu nhỏ luôn sẵn sàng đón đợi khách đến để phục vụ. Nhân dịp đầu xuân mới, chúng tôi có cuộc trò chuyện với NSƯT Thanh Ngoan, Phó Giám đốc Nhà hát Chèo VN.

- Sáng đèn thường xuyên, lẽ ra Nhà hát phải làm việc này từ lâu mới phải chứ?

Thực ra đây là mong muốn của Nhà hát từ lâu rồi, nhưng chưa thực hiện được vì Nhà hát luôn trong tình trạng tu sửa. Cho tới cuối năm 2009, khi rạp đã xong tương đối, chúng tôi đã quyết định đưa rạp vào hoạt động. Tại đây sẽ thường xuyên đỏ đèn ở một trong hai sân khấu lớn và sân khấu nhỏ tuỳ thuộc vào số lượng và yêu cầu của khán giả. Mục đích của sân khấu là để bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống, bên cạnh đó muốn tạo một điểm đến cho người Việt cũng như khách nước ngoài muốn tìm hiểu về nghệ thuật dân gian truyền thống VN. Đến Hà Nội hiện nay, nhiều người nghĩ ngay tới rối nước, chúng tôi muốn tạo thêm một địa chỉ như thế, bên cạnh rối nước cho du khách khi đến với Hà Nội.

- Nhà hát định giới thiệu những đặc sản gì tới khán giả, thưa chị?

Tất nhiên trọng tâm sẽ là chèo, chủ yếu là các trích đoạn chèo cổ truyền thống đặc sắc. Vì là chương trình mang tính chất bảo tồn, giới thiệu những đặc sắc nên chúng tôi giữ nguyên phong cách cổ, chỉ nâng tầm nghệ thuật của các tiết mục lên một bước để dễ tiếp cận hơn với khán giả. Chúng tôi đã chuẩn bị kịch mục đặc sắc với các trích đoạn kinh điển như Thị Màu lên chùa, Tuần Ty Đào Huế, Suý Vân giả dại... bên cạnh những trích đoạn hài chèo như Theo thầy, Thầy đồ dạy học và cả những trích hài chèo mang hơi thở mới. Rộng hơn, chúng tôi còn giới thiệu những đặc sản âm nhạc truyền thống VN với chầu văn, hát xẩm, ca trù, những làn điệu dân ca đồng bằng Bắc Bộ... Riêng về hát văn, lần đầu giới thiệu trên sân khấu thêm 3 giá đặc sắc nữa là Chúa Thác Bờ, Ông Hoàng Mười và Chầu Bé...

- Một chương trình với kịch mục thật đa dạng, chị có tự tin với dàn diễn viên của mình?

Nhà hát chèo VN có dàn diễn viên, nhạc công đủ mạnh để có thể giới thiệu tới khán giả nghệ thuật truyền thống một cách tốt nhất. Ở sân khấu này, chúng tôi lấy dàn diễn viên của Nhà hát làm nòng cốt... Bên cạnh đó, Nhà hát cũng mời những nghệ sĩ xuất sắc ở các lĩnh vực âm nhạc khác nhau như ca trù, hát xẩm để cùng tham gia biểu diễn.

- Vẫn biết để ra đời một chiếu chèo, lại quyết tâm đỏ đèn thường xuyên là một cố gắng lớn, nhưng làm sao để hút khán giả tới cũng là một vấn đề?

Trước Tết Nguyên đán Canh Dần 2010, chúng tôi tạm chọn 2 ngày diễn 5 và 6/2. Sau Tết thì bắt đầu sáng đèn vào đêm mồng 6 - 7 - 8 Tết. Khi đã đi vào quy củ, chúng tôi sẽ có lịch diễn cố định hàng tuần. Nhà hát đang gấp rút quá trình hoàn thành một trang web riêng, bên cạnh đó còn có sự hỗ trợ của các công ty truyền thông. Họ vừa góp phần quảng bá đồng thời kết hợp cùng chúng tôi trong việc bán vé.

- Bán vé! Chị có nghĩ để thu hút được người tới mua vé vẫn còn là một điều nan giải hiện nay không?

Chắc chắn giai đoạn đầu sẽ khó khăn. Bởi, nghệ thuật truyền thống từ trước đã quen với việc mang vé đi mời mà còn không đến rạp đông huống chi giờ còn bán vé. Thế nhưng chúng tôi nghĩ rồi khán giả cũng sẽ quen với việc đi xem chèo bỏ tiền ra mua vé.

- Có thể cảm nhận từ cách nói của chị một tinh thần đầy tự tin, có vẻ như nghệ thuật chèo đã sắp qua cơn lao đao đi tìm khán giả?

Tôi thấy rất tự tin. Tôi có thể khẳng định chèo đang hồi sinh. Cứ thử nhìn vào lịch diễn của đoàn tôi, ra Giêng, cả hai đoàn nghệ thuật của Nhà hát đã kín lịch mời diễn của các làng xã, mà giờ đây họ đều yêu cầu những vở chèo cổ hay những giá đồng với lối hát múa cổ..., thế thì mong muốn sân khấu này sẽ có những khởi sắc cũng không phải là cái gì hão huyền cả.

- Cảm ơn chị và chúc cho chiếu chèo đỏ đèn thường xuyên!

                                                                                 Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Về Mai Châu “mùa thơm nếp xôi”

Mai Châu là một địa điểm thú vị, không quá khó để đến và cũng không quá xa cho những kỳ nghỉ ngắn ngày. Chuẩn bị hành trang, ta về với Mai Châu - miền quê với "mùi thơm nếp xôi" đã đi vào thi ca.

Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng ngày thống nhất đất nước

Tối 30/4, hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi và xem màn bắn pháo hoa mừng 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục