Hầu hết các điểm du lịch ở ĐBSCL đều có "món" đờn ca tài tử phục vụ du khách. Nhu cầu thưởng thức loại hình "âm nhạc dân dã" này của khách phương xa là có thật; nhất là khách quốc tế.

Tuy nhiên, đi một tour vòng qua vài địa phương trong vùng, tới điểm du lịch nào cũng có đờn ca tài tử (ĐCTT) phục vụ, du khách có lẽ cũng cảm thấy nhàm chán. Thực trạng ĐCTT phục vụ du lịch ở ĐBSCL còn bộc lộ điều đáng lưu ý nữa là: Việc khai thác có phần quá mức này lại chưa chú ý tới yếu tố chất lượng.

Mỗi địa phương khu vực ĐBSCL đều có cả trăm câu lạc bộ (hoặc đội, nhóm) ĐCTT do những người yêu thích bộ môn này tự tập hợp lại, tổ chức sinh hoạt định kỳ để cùng vui hoặc phục vụ (miễn phí) bà con chòm xóm. Hầu hết các câu lạc bộ này không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào của các điểm du lịch. Ấy nhưng, khi có du khách yêu cầu, họ được gọi lại phục vụ không có thù lao, mà chỉ hưởng tiền “boa” của khách.
 
Tại Bạc Liêu, dù ngành VHTTDL đã lập 5 đội ĐCTT để phục vụ hoạt động du lịch, tuy nhiên, ngay tại khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu (Bạc Liêu), khi du khách muốn thưởng thức ĐCTT thì không dễ có ngay, mà phải chờ tập hợp lực lượng.
 
Ở khu di tích lịch sử Nọc Nạng (Bạc Liêu), tình trạng cũng tương tự. Du khách thì không thể chờ, trong khi việc tập hợp đột xuất đội ngũ của một đội ĐCTT không dễ dàng vì hằng ngày họ cũng phải đi làm các việc khác kiếm sống. Đã vậy, có nơi còn muốn “ngắt” bớt khoản tiền “boa” của diễn viên (như trường hợp 3 diễn viên bị khám kiểm tra tiền “boa” sau khi phục vụ tại một điểm du lịch ở cù lao Thới Sơn, Tiền Giang vừa qua).

Không chỉ vậy, việc duy trì, phát triển đội ngũ ĐCTT tại các địa phương hầu hết đều do chính nhạc công, người ca truyền nghề cho nhau. Các địa phương rất ít tổ chức các lớp tập huấn bài bản. Gần như không có sự hỗ trợ về vật chất lẫn chuyên môn, làm sao có thể đòi hỏi các đội ĐCTT phục vụ du khách với sự nhiệt tình và chất lượng nghệ thuật cao?

Thiết nghĩ, ngành VHTTDL và các điểm du lịch tại các địa phương cần “chuyên nghiệp hoá” khi đưa loại hình ĐCTT vào phục vụ khách du lịch. Không cần điểm du lịch nào cũng có ĐCTT, nhưng nơi nào có thì cần đáp ứng ngay khi du khách có yêu cầu với chất lượng phục vụ cao. Từng là một trong những bộ môn nghệ thuật dân tộc VN tham gia lễ hội Smithsonian tại Mỹ (năm 2007) thì không thể... lôm côm ngay tại quê hương mình khi trình diễn cho khách phương xa thưởng thức.

                                                                            Theo Báo Laodong

Các tin khác


Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng ngày thống nhất đất nước

Tối 30/4, hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi và xem màn bắn pháo hoa mừng 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục