Bộ phim Những thiên thần áo trắng (kịch bản và đạo diễn Lê Hoàng, Hãng phim Việt) đang phát sóng trên VTV3 gây nên những dư luận trái chiều.

Ở nhiều diễn đàn trên mạng, hầu hết ý kiến chê bai bộ phim này, nhất là việc lời thoại và nhiều chi tiết đều xa rời thực tế... khiến nhân vật học trò trong phim không phải “áo trắng” mà cũng chẳng trở thành “thiên thần”.

đạo diễn Lê Hoàng đã tuyên bố đây là phim về lớp học trong mơ, ở đó học sinh trở thành trung tâm và phim không hề có sự xuất hiện của các bậc phụ huynh. Nhưng chính cái sự “trong mơ” này mà các “thiên thần” ăn nói và hành động xa lạ đến mức... phi logic. Tập phim phát sóng gần đây, hàng chục ý kiến lên tiếng về việc những học sinh lớp 12 rủ nhau... cầu khấn với bài khấn dài lê thê để mong tìm lại chiếc vương miện bị mất. Rồi khi điện thoại của học sinh bị cô hiệu trưởng thu về lúc làm bài thi, phát hiện có phim “đen” trong một chiếc điện thoại và yêu cầu chủ nhân của nó tự nguyện khai báo. Mặc dù bị “bắn” phim “đen” vào điện thoại nhưng cô học trò ngây thơ đến mức chả mảy may xem lại điện thoại cho đến lúc bị phát giác... Hàng loạt ý kiến phản ứng về việc tự dưng cô hiệu trưởng kiểm tra điện thoại của học sinh là xâm phạm quyền tự do cá nhân và không hiểu sao cô nàng khờ khạo đến mức không xem lại và dễ dàng xóa nhẹm đoạn phim đó. Chưa hết, vì bị oan ức nên cô nàng... tự tử. Sau đó, cô giáo chủ nhiệm nói với các học trò về sự sống và cái chết. Đây là một trong số ít tập phim tạo được cao trào nhưng vẫn bị chê bai đến vậy.

 Cảnh trong phim Những thiên thần áo trắng.

Đáng tiếc, phim làm về giới “teen” nhưng lại bị chính những cô cậu ở lứa tuổi này phản ứng mạnh mẽ. Họ còn lên mạng rủ nhau viết thư đến VTV yêu cầu ngừng phát sóng bộ phim này. Nhân vật trong phim như từ một thế giới khác, khác xa với đa số học sinh VN ngoài đời từ lối ăn nói, hành xử đến suy nghĩ. Nhận thức xã hội của họ khác xa với những “thiên thần” trong phim. Ngay cả chuyện tự tử thì học sinh thế hệ 9X ở thành phố cũng không dễ dàng tìm đến cái chết như nhân vật trong phim... Vậy nên nhiều ý kiến chua chát rằng những nhân vật trong phim có thể là “thiên thần của Lê Hoàng” nên đừng bắt lỗi phim nữa. “Phim của anh Lê Hoàng có những câu nhạy cảm nên khi duyệt bị cắt”, một thành viên Hội đồng duyệt phim xã hội hóa của VTV “bật mí”. Bị cắt rồi mà vẫn gây tranh luận không ngớt cho khán giả như thế, nếu “nguyên bản” Lê Hoàng thì không biết sự thể sẽ còn ra sao?

“Phim này nhận được rất nhiều ý kiến. Có người khen, người chê. Báo chí hay đi vào tiểu tiết, nhưng vấn đề quan trọng là cần xem phim có tác dụng như thế nào với người làm giáo dục và những người làm cha mẹ”, ông Đỗ Văn Hồng, Trưởng ban Thư ký biên tập, Ủy viên thường trực Hội đồng duyệt phim xã hội hoá - Đài THVN - bày tỏ. Theo ông Hồng, tư duy của các em học sinh trong phim là đáng học tập và phim nêu được nhiều vấn đề tồn tại trong nhà trường hiện nay. “Phim không phải là mẫu hình về giáo dục hay đưa ra mô hình lớp học nay mai phải như thế mà nêu vấn đề để các bậc làm cha mẹ và các nhà giáo chia sẻ. VN chưa có trường lớp nào như trong phim này nhưng tư duy, tâm lý học sinh... thì có”, ông Hồng khẳng định. Trái ngược ý kiến của người “nhà đài”, nhiều cô cậu học trò phủ nhận cả ý nghĩa giáo dục lẫn chức năng giải trí của phim.

Trước thực tế phim cho tuổi học trò còn thiếu trên truyền hình, đúng hơn là thiếu những bộ phim hay có sức ám ảnh người xem như các phim do Trung tâm Sản xuất phim truyền hình - Đài THVN (VFC) sản xuất: 12A và 4H, Xin hãy tin em, Phía trước là bầu trời..., hỏi đạo diễn Đỗ Thanh Hải - Giám đốc VFC rằng các anh có định bù đắp những thiếu hụt này, anh cho biết: “Dù biết đề tài dành cho tuổi “teen” còn thiếu nhưng nếu không tìm được câu chuyện hay, cách khai thác mới thì phim làm ra cứ na ná như nhau. Vì vậy, VFC rất thận trọng đưa vào sản xuất các phim về lứa tuổi học sinh. Không lẽ cứ quay đi quay lại chuyện học sinh nghịch ngợm, đối mặt khó khăn khi đi xin việc làm, bị cám dỗ... Gần đây, một số dự án phim về lứa tuổi này đề nghị VFC hợp tác sản xuất nhưng chúng tôi từ chối vì thấy có làm thêm những bộ phim ấy cũng không đem lại hiệu quả. Có lẽ cần thêm thời gian để lựa chọn những câu chuyện hấp dẫn rồi mới sản xuất”.

Những thiên thần áo trắng thuộc dòng phim xã hội hóa nhưng không theo quy chế đặt hàng hợp tác sản xuất phim truyện truyền hình phát trên VTV do VTV ban hành năm 2008. Cùng với Bỗng dưng muốn khóc, đây là bộ phim do Hãng phim Việt sản xuất rồi mới “chào hàng” VTV (theo quy chế thì gửi đề cương kịch bản, sau khi kịch bản được duyệt mới chính thức đưa vào sản xuất...). Vì vậy, có thông tin phim này sẽ phát trên Đài Truyền hình TP.HCM từ cuối năm ngoái nhưng rồi... bỗng dưng lên sóng VTV (!).

                                                                             Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục