Ngày 28-4, tại huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), lễ khao lề thế lính Hoàng Sa đã bắt đầu. Lễ rước linh vị các hùng binh Hoàng Sa từ Âm Linh tự về nhập điện đình làng An Vĩnh vừa mới được phục dựng đã được 13 tộc họ có những binh phu xưa đi Hoàng Sa tiến hành với sự thành kính.

 

Ngay sau lễ rước linh vị các vị tiền hiền, hậu hiền buổi sáng, lúc 16 giờ chiều, lễ cầu siêu bát độ những vong linh chiến sĩ đã tử nạn trong những chuyến ra Hoàng Sa đã được tổ chức với sự tham gia của trên 50 nhà sư. Vào buổi tối cùng ngày, hoa đăng đã được thả trên biển tưởng vọng các vong linh đội hùng binh Hoàng Sa.

Mô hình thuyền câu và hình nhân đội hùng binh Hoàng Sa chuẩn bị được thả xuống biển.

Tiếng trống liên hồi của lễ hội như tái hiện lại âm hưởng thôi thúc, động viên những binh phu năm xưa lên đường làm nhiệm vụ thiêng vì Tổ quốc. Biết số phận mong manh khi ra biển lớn, hành trang mỗi người mang theo là một đôi chiếu, sẽ là vật dùng để bọc xác nếu không may gục ngã; 7 đòn tre là vật nẹp quanh thân; 7 sợi dây mây được dùng để bó xác người. Thi thể người lính nếu không may xấu số ấy sẽ được đồng đội thả xuống biển cả mênh mông. Chiếc thẻ bài bằng tre có ghi tên tuổi, làng quê, phiên hiệu được cài trong bó xác sẽ là thông điệp gửi lại cho gia đình và bản quán nếu thi thể chưa kịp làm mồi cho cá dữ, khi sóng cả chưa làm tan tành những nẹp tre cùng mấy sợi dây mây… Họ - những binh phu Hoàng Sa - đã ra đi với tâm thức như những cảm tử quân vì chủ quyền đất nước, vì một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc nơi biển Đông xanh thẳm.

Hôm nay 29-4, lễ khao lề thế lính Hoàng Sa sẽ được tổ chức theo đúng nghi lễ truyền thống trên đảo Lý Sơn.

 

                                                                                    Theo SGGP

Các tin khác


Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục