Cho đến ngày hôm nay (2/5), xung quanh gốc đa cổ thụ này có khoảng “8 nải chuối” như thế. Nếu nhìn gần, có thể thấy một lớp lông tơ màu trắng phủ xung quanh từng “quả chuối”. Những nải chuối to đã bắt đầu héo và không còn giữ được màu sáng như trước.

 

Nườm nượp đi xem “chuối” mọc gốc đa

Mô tả ảnh.
Những sinh vật lạ hình quả chuối tự nhiên mọc ra từ gốc cây đa

Suốt hơn 1 tuần nay khắp các ngả đường về cây đa La Tiến thôn La Tiến, xã Nguyên Hòa, huyện Phù Cừ , tỉnh Hưng Yên lúc nào cũng chật ních xe cộ bởi dòng người đông đúc từ khắp nơi trong tỉnh và các tỉnh lân cận (Thái Bình, Hải Dương, Hà Nam…) rủ nhau về xem điều kì lạ: “nải chuối” mọc từ dưới đất lên dưới gốc cây đa cổ thụ.

Sau khi chen chúc dưới dòng người đông như nêm, tôi được lách được vào đám đông quây vòng tròn chật cứng xung quanh gốc đa để được tận mắt chứng kiến cảnh tượng lạ kì mà nhân dân kháo nhau đồn thổi. Dưới rễ cây đa, xuất hiện những sinh vật có hình thù giống hệt quả chuối tây, màu trắng, những “quả chuối” này kết thành một cụm nhìn như những nải chuối.

Cho đến ngày hôm nay, xung quanh gốc đa cổ thụ này có khoảng “8 nải chuối” như thế. Nếu nhìn gần, có thể thấy một lớp lông tơ màu trắng phủ xung quanh từng “quả chuối”.. Những nải chuối to đã bắt đầu héo và không còn giữ được màu sáng như trước. Bên cạnh đó, có một số “nải” còn nhỏ, mọc ở dưới kẽ những rễ cây đang lớn dần. Người dân đi xem, cứ trông chờ, theo dõi, kháo nhau xem trong thời gian tới, còn có bao nhiêu nải chuối tiếp tục mọc lên nữa.

Mô tả ảnh.
Những người hiếu kỳ chen nhau đi xem "chuối" và chụp ảnh

Anh Nguyễn Văn Hạnh, người dân tỉnh Thái Bình lặn lội đi xe đạp 40 cây số sang chỉ để được thỏa mãn sự tò mò là nhìn thấy tận mắt cây chuối mọc từ dưới đất lên như những người đã đi xem về kể lại. Có những người già từ Hải Dương cũng bắt xe buýt, nhằm vào đúng buổi trưa – thời điểm vãn người xem, để được chiêm ngưỡng cảnh tượng xưa nay chưa từng có. “Tôi phải đi vào đúng giờ cơm trưa vì nghe nói buổi sáng và chiều đông lắm, không chen lấn được” – bà Mai, 72 tuổi ở Tứ Lộc, Hải Dương cười móm mém kể.

Ngày 10/3 âm lịch, khi hiện tượng “chuối” mọc gốc đa mới xuất hiện, những người chở đò tại bến La Tiến còn chèo đò miễn phí 1 ngày cho khách từ Thái Bình sang xem vật lạ ở quê hương mình. Suốt hơn 10 ngày nay, chợ La Tiến biến thành bãi để xe cho khách thập phương về xem. Ô tô, xe máy, xe đạp từ sáng đến chiều đỗ chật cứng cả một bãi đất rộng

Vây lưới bảo vệ gốc đa

Người dân trong thôn La Tiến kể lại rằng, ngày 10/3 năm Canh Dần (cũng là ngày hội làng Tân La để người dân tưởng nhớ những chiến sỹ cách mạng và đồng bào yêu nước đã hi sinh vì bị giặc Pháp tra tấn dã man tại gốc đa La Tiến trong những năm 1950 – 1954), khi những người thợ xây ngồi nghỉ trưa dưới gốc đa thì phát hiện ra có những sinh vật lạ màu trắng nhỏ như ngón tay cái mọc từ dưới đất lên, tựa mình vào rễ đa. Đến buổi chiều, người dân địa phương đã thấy “những ngón tay” ấy lớn bằng “những quả chuối tây”.

Mô tả ảnh.
Người dân còn thi nhau ném tiền vào dưới gốc đa kể cầu may

Vì cây đa nằm cạnh chợ lớn của xã nên tin lại đồn xa, ngay ngày hôm sau, những người dân trong tỉnh và các vùng lân cận đã kéo nhau đến xem đông hơn đi hội. Tò mò, nên nhìn thôi chưa đủ, có người còn thò tay vặt “chuối” để mang của lạ về nhà. Thấy vậy, ban lãnh đạo xã UBND Nguyên Hòa và thôn La Tiến đã dùng tấm lưới sắt để vây quanh gốc đa để tránh sự xâm phạm của người dân đến gốc đa và sinh vật lạ. Lực lượng an ninh của thôn cũng được huy động để trong giữ sự nguyên vẹn của gốc đa vốn đã được người dân trong làng coi là di tích lịch sử.

Ngay sau khi hiện tượng lạ xuất hiện, rất nhiều hàng bán những tờ rơi và đĩa in ảnh cảnh “những nải chuối” ‘mọc” dưới gốc đa mọc lên để nhanh chóng phục vụ nhu cầu của người dân. Ai đến xem, cũng muốn mua ảnh, mua đĩa VCD về để khoe và kể chuyện với người nhà.

Người dân khắp nơi tìm đến cây đa La Tiến, không chỉ để xem vật lạ, mà còn thi nhau ném tiền lẻ vào gốc đa, chắp tay cầu khấn. “Mỗi ngày, lãnh đạo thôn An Cầu chúng tôi cùng nhân dân đều thu số tiền đó lại, đếm đầy đủ rồi đem gửi ngân hàng, chờ đến ngày hội làng hoặc khi cần trùng tu lại di tích thì đem ra dùng.” Ông Trần Văn Nghi, trưởng thôn An cầu cho biết.

 

                                                                      Theo VietNamnet

Các tin khác


Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục