"Lễ hội trên mây - Sa Pa 2010" sẽ nằm trong chương trình du lịch Về cội nguồn Lào Cai năm 2010, "Lễ hội trên mây - Sa Pa 2010" do UBND huyện Sa Pa tổ chức từ 30/4 - 4/5/2010 tại thị trấn du lịch Sa Pa sẽ diễn ra với những hoạt động văn hóa, văn nghệ mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc nơi đây. Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch UBND huyện Sa Pa - Hầu A Lềnh đã rất hồ hởi khi trao đổi với phóng viên về vấn đề này.

- "Lễ hội trên mây - Sa Pa 2010", diễn  ra từ ngày 30/4 - 4/5/2010, được tổ chức với nhiều hoạt động mới và độc đáo trên toàn bộ không gian của Sa Pa hùng vĩ, cổ kính và thơ mộng.  Với chủ trương giới thiệu đến du khách những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc Mông, Dao, Tày, Giáy... ở Sa Pa như văn hóa ẩm thực, văn nghệ dân gian, trò chơi dân gian... nên tất cả các hoạt động đều dành thời lượng lớn cho chương trình hướng về du khách, khuyến khích du khách trực tiếp tham gia và cảm nhận những nét mới mẻ và hấp dẫn của đồng bào các dân tộc nơi đây.

Cụ thể, sẽ có những hoạt động nào diễn ra tại "Lễ hội trên mây - Sa Pa 2010", thưa ông?

- Đến với lễ hội năm nay, du khách sẽ được tham gia vào các hoạt động chính như lễ khai mạc với chương trình nghệ thuật mang chủ đề Sa Pa ngày hội tại sân quần huyện Sa Pa; triển lãm ảnh nghệ thuật Sa Pa văn hóa ruộng bậc thang tại nhà sàn Trung tâm Thông tin Du lịch Sa Pa; trưng bày phong lan Sa Pa tại Công viên Vạn Hoa; hội chợ ẩm thực Tây Bắc với các sản phẩm ẩm thực truyền thống của địa phương, như cơm lam, cá suối, xôi ngũ sắc... được tổ chức tại chợ ẩm thực; ngày hội văn hóa các bản làng - diễn ra tại Khu du lịch Hàm Rồng (Sa Pa) với những tiết mục văn nghệ dân gian, văn hóa ẩm thực, thể thao dân tộc... Ngoài ra, còn có rất nhiều các hoạt động xung quanh lễ hội như Giải quần vợt Cúp Phan - xi - păng lần thứ III; Ngày hội văn hóa thể thao các dân tộc Sa Pa sẽ tổ chức thi đấu các môn thể thao dân tộc: đi cà kheo, bắn nỏ, kéo co... hứa hẹn sẽ hấp dẫn du khách!

Điệu múa của dân tộc Tày.

Thưa ông, được tổ chức dàn trải và kéo dài như vậy, đâu sẽ là điểm nhấn của lễ hội năm nay?

- Toàn bộ các hoạt động diễn ra trong suốt thời gian lễ hội sẽ hướng đến du khách nên sẽ vô cùng hấp dẫn. Một trong những điểm nhấn quan trọng của "Lễ hội trên mây - Sa Pa 2010" là chương trình khai mạc và hàng loạt hoạt động văn hóa, văn nghệ, lễ hội đặc sắc bắt đầu từ sáng 30/4 và kéo dài đến hết 1/5 tại khu du lịch Hàm Rồng - thị trấn Sa Pa.

Đến với "Lễ hội trên mây - Sa Pa 2010", du khách sẽ được "đãi" những "đặc sản" gì?

- "Lễ hội trên mây" sẽ được tổ chức hoành tráng, có nhiều hoạt cảnh sinh động được dàn dựng công phu và diễn ra trong thời gian dài. Năm nay BTC chú trọng đến phần hội nhiều hơn nên du khách có thể lựa chọn cho mình những chương trình mang tính chủ điểm. Du khách có thể tham dự Hội làng văn hóa dân tộc Mông với các hoạt động văn hóa, văn nghệ dân gian đặc sắc và khám phá đời sống của đồng bào Mông như xay ngô làm mèn mén, làm bánh dày, làm nghề thủ công truyền thống dân tộc Mông như rèn đúc nông cụ, chạm khắc bạc, xe lanh, dệt vải, nhuộm chàm, in hoa văn trên sáp ong, nghề đan thồ, bện hài....  Đặc biệt, tại lễ hội năm nay, lần đầu tiên một đám cưới truyền thống của người Mông sẽ được tái hiện lại đầy đủ nhất. Du khách có thể đăng ký tham gia để được đóng làm cô dâu, chú rể người Mông... Ngoài ra, du khách có thể thử "Một ngày làm nông dân Sa Pa", để được đi tham gia tour đi rừng lấy lá thuốc, học cách sử dụng thảo dược và chuẩn bị thuốc tắm; chuẩn bị bữa ăn truyền thống và thưởng thức ẩm thực dân tộc; tham quan và học cách làm vải thổ cẩm, thêu hoa văn theo quy trình truyền thống dân tộc Dao đỏ; khám phá ngôi nhà và phong tục truyền thống dân tộc Dao... Bên cạnh đó,  Đêm chợ tình Sa Pa với nghi thức hát giao duyên người Dao đỏ, hò hẹn giao duyên, cảnh kéo vợ của người Mông... sẽ được tái hiện lại nguyên bản sẽ mang tới lễ hội những nét mới mẻ và hấp dẫn...

Điệu múa của dân tộc Mông.

"Lễ hội trên mây - Sa Pa 2010" được tổ chức đúng vào dịp nghỉ lễ khá dài ngày, liệu có xảy ra hiện tượng "cháy" phòng như những năm trước không, thưa ông?

- Cho đến thời điểm hiện tại, các cơ sở lưu trú ở thị trấn Sa Pa hiện nay có khả năng đón tiếp từ 4.500 - 5.000 du khách mỗi đêm, đó là chưa kể các phòng nghỉ giá rẻ tại nhà dân chuyên phục vụ khách nước ngoài ở các khu du lịch sinh thái Tả Van, Bản Hồ, Lao Chải, Nậm Cang, Tả Phìn, Cát Cát... Vì thế, khó có thể "sốt" phòng nghỉ ở Sa Pa trong đợt này. Ngoài ra, UBND huyện Sa Pa cũng đã họp với các cơ sở lưu trú, yêu cầu họ thực hiện niêm yết công khai giá phòng nghỉ, không được tuỳ tiện nâng giá phòng và các dịch vụ khác, nếu vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm khắc...

Xin cảm ơn ông!

                                                                                Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục